Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh tác dụng của phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh tác dụng của phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. THỰC HÀNH: CHỨNG MINH TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • HS làm được thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng đối với cây trồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm khi tiến hành thực hành và phân tích dữ liệu.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về kết quả
  • Năng lực giải quyết vấn đề: vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học về dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch để tiến hành các thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón đối với cây trồng.

Năng lực Sinh học

Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

  • Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành phân bón của cây trồng.
  • Thiết kế được các thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón phân, hàm lượng đối với cây trồng.
  • Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng đối với cây trồng.
  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành bón phân của cây trồng.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài thực hành.
  • Trung thực: Tiến hành thí nghiệm đúng quy định, báo cáo đúng với kết quả quan sát hoặc thí nghiệm.
  • Trách nhiệm: có ý thức hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được GV, nhóm phân công.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm:
  • Dụng cụ: Chậu nhựa trồng cây, chai nhựa loại 1 lít, cát trắng phơi khô, đất trồng cây.
  • Hóa chất: phân khoáng NPK, phân urea, phân lân, phân potassium
  • Mẫu vật: cây cảnh nhỏ, hạt đậu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS chuyên đề học tập Sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập.
  • Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm chuẩn bị theo nhóm:
  • Dụng cụ: Chậu nhựa trồng cây, chai nhựa loại 1 lít, cát trắng phơi khô, đất trồng cây.
  • Hóa chất: phân khoáng NPK, phân urea, phân lân, phân potassium
  • Mẫu vật: cây cảnh nhỏ, hạt đậu.
  • Bản báo cáo kết quả thực hành thí nghiệm theo mẫu SCĐ trang 27
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt vấn đề: “Bằng cách nào người ta có thể chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón phân, hàm lượng có ảnh hưởng đối với cây trồng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để kiểm chứng về tác dụng của phân bón đối với cây trồng các em sẽ thực hiện thí nghiệm trong bài học bài 4: Thực hành Chứng minh tác dụng của phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng.

  1. Mục tiêu:
  • Thiết kế được các thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng.
  • Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành phân bón của cây trồng.
  • Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng.
  1. Nội dung: GV Sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bước như SCĐ; HS lắng nghe, tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm phân tích và báo cáo kết quả.
  2. Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm của HS, câu trả lời CH của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu của các nhóm

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng, GV nhắc nhớ chung về các điều kiện đảm bảo thí nghiệm diễn ra thuận lợi.

- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành bảng số liệu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng theo mẫu SCĐ trang 20 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tại sao không dùng đất bình thường mà phải dùng cát trắng?

2. Tại sao phải dán nhãn lên cho các chậu thí nghiệm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với GV để thống nhất về quy trình thực hành.

- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm, GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành cho các em.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm HS báo cáo kết quả tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng trước lớp sau thời gian 10 ngày thí nghiệm.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh nghiệm cho HS.

I. Chuẩn bị

II. Cách tiến hành

1. Thí nghiệm 1: Chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng

- Mục tiêu, yêu cầu của thí nghiệm: Chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng

- Bảng số liệu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng

- Trả lời CH:

1. Không dùng đất bình thường mà phải dùng cát trắng nhằm tạo ra môi trường nghèo dinh dưỡng trước khi trồng cây.

2. Dán nhãn lên cho các chậu thí nghiệm nhằm mục đích phân biệt chậu đối chứng và các chậu được bón loại phân bón nào.

 

Hoạt động 2: Thí nghiệm 2: Chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng

  1. Mục tiêu:
  • Thiết kế được các thí nghiệm chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng.
  • Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành cách bón phân đối với cây trồng.
  • Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng.
  1. Nội dung: GV Sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bước như SCĐ; HS lắng nghe, tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm phân tích và báo cáo kết quả.
  2. Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm của HS, câu trả lời CH của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu của các nhóm

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của Thí nghiệm chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng, GV nhắc nhớ chung về các điều kiện đảm bảo thí nghiệm diễn ra thuận lợi.

- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành bảng số liệu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng theo mẫu SCĐ trang 21 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tại sao phải trộn phân đều vào đất?

2. Việc trộn phân đều vào đất và hòa tan phân trong nước rồi tưới vào chậu thì cách nào sẽ có hiệu quả hấp thụ khoáng cho cây cao hơn. Giải thích.

3. Cho biết cơ sở của việc bón phân qua lá.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với GV để thống nhất về quy trình thực hành.

- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm, GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành cho các em.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm HS báo cáo kết quả tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng trước lớp sau thời gian 4 tuần thí nghiệm.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh nghiệm cho HS.

2. Thí nghiệm 2: Chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng

- Mục tiêu, yêu cầu của thí nghiệm: Chứng minh tác dụng của cách bón phân bón đối với cây trồng

- Bảng số liệu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng

- Trả lời CH:

1. Trộn phân đều vào đất với mục đích

+ làm tăng khả năng tiếp cận với các chất dinh dưỡng trong đất. Cây trồng sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng trực tiếp từ đất hơn.

+ giúp cây trồng phát triển nhanh hơn

+ nhanh chóng cải thiện kết cấu của đất, tái chế nitrogen và đưa vi khuẩn cần thiết vào đất.

2. Việc trộn phân đều vào đất và hòa tan phân trong nước rồi tưới vào chậu thì cách hòa tan phân trong nước rồi tưới vào chậu sẽ có hiệu quả hấp thụ khoáng cho cây cao hơn. Vì khi hoà tan trong nước, các chất dinh dưỡng trong phân bón được phân li thành các ion cây hấp thụ được → khi tưới cây trồng sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng trực tiếp từ đất hơn.

3. Cơ sở của việc bón phân qua lá là các ion khoáng qua khí khổng.

---------------------------------Còn tiếp--------------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh tác dụng của phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 chân trời CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay