Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ Bài Ôn tập chuyên đề 1 (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ Bài Ôn tập chuyên đề 1 (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 1

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ củng cố lại kiến thức về dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
  • Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về dinh dưỡng khoáng tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch

Năng lực Sinh học:

  • Nhận thức sinh học:
  • Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch.
  • Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập chuyên đề 1.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: hiểu rõ ý nghĩa của việc tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV, SBT.
  • Sơ đồ Hệ thống hóa kiến thức chuyên đề 1.
  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, SBT.
  • Áp phích về chủ đề “Dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch” - chuẩn bị theo nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi “Hỏi nhanh - Đáp gọn”: Có 4 câu hỏi, các em hãy đưa ra câu trả lời thật nhanh và chính xác.

Câu 1: Liệt kê các tiêu chí quy định cho sản xuất nông nghiệp sạch?

Câu 2: Phương pháp bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển ban đầu của cây là ….. (Điền từ thích hợp vào chỗ trống)

Câu 3: Nêu nguyên tắc sử dụng phân khoáng.

Câu 4: Kể tên 2 mô hình thủy canh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chọn tấm bìa, nhận câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra các đáp án.

- Các bạn khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án

Câu 1: Các tiêu chí quy định cho sản xuất nông nghiệp sạch là:

  • Kỹ thuật sản xuất
  • An toàn thực phẩm
  • Môi trường làm việc an toàn
  • Truy nguyên được nguồn gốc nhiễm bẩn.

Câu 2: Bón lót

Câu 3:  Nguyên tắc sử dụng phân khoáng là:

  • Bán đúng nhu cầu của cây.
  • Bón đúng thời điểm.
  • Bón đúng kỹ thuật.
  • Bón đúng liều lượng.

Câu 4: Tên 2 mô hình thủy canh là: Thủy canh tĩnh, thủy canh động.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, tuyên dương khen thưởng HS có câu trả lời đúng, nhanh nhất

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua trò chơi khởi động, chúng ta đã củng cố được một phần kiến thức của chuyên đề 1, để củng cố và luyện tập chuyên đề 1 chúng ta cùng nghiên cứu bài học này - Ôn tập chuyên đề 1

  1. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Sử dụng áp phích tổng hợp kiến thức, HS hệ thống hoá được kiến thức về dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
  3. Nội dung: HS trình bày áp phích về chủ đề “Dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch” đã chuẩn bị trước
  4. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy kiến thức chuyên đề
  5. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cuộc thi thiết kế áp phích về chủ đề “Dinh dưỡng khoáng -  tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch”, yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm (đã chuẩn bị) và báo cáo sản phẩm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm kiểm tra lại áp phích chuẩn bị ở nhà, chỉnh sửa, bổ sung nội dung (nếu cần)

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày trên bảng theo sự hướng dẫn của GV

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm, khen thưởng các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ, tổng kết chuyên đề 1

I. Hệ thống hoá kiến thức

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Trong các loại phân bón sau phân bón nào không phải phân bón đơn.

  1. Phân đạm.
  2. Phân lân.
  3. Phân kali.
  4. Phân NPK.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Bón phân hóa học mọi lúc mọi thời điểm.
  2. Tùy từng thời điểm mà có thể bón phân với liều lượng tùy ý.
  3. Nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch.
  4. Nông nghiệp sạch là nền nông nghiệp hóa chất.

Câu 3. Có bao nhiêu nguyên tắc sử dụng phân khoáng?

  1. 6
  2. 5
  3. 4
  4. 3

Câu 4: Ưu điểm của hệ thống thủy canh là

  1. chủng loại cây trồng phong phú
  2. chi phí đầu tư ban đầu thấp
  3. không đòi hỏi kiến thức chuyên môn
  4. tiết kiệm không gian, ít tốn công chăm sóc.

Câu 5: Phân nào sau đây là phân vô cơ?

  1. Phân amosphot
  2. Phân chuồng.
  3. Phân xanh.
  4. Phân vi sinh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bà, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. D

2. C

3. C

4. D

5. A

------------------------Còn tiếp------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ Bài Ôn tập chuyên đề 1 (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời CĐ Bài Ôn tập chuyên đề 1 (P1), soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 chân trời CĐ Bài Ôn tập chuyên đề 1 (P1)

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay