Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 4: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 4: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

*Hướng dẫn hoàn thành phiếu học tập

Phiếu học tập nhóm 3: Thông tin về tác nhân virus cúm A

Tác nhân gây bệnh

Virus cúm A

Đặc điểm

Virus cúm là tác nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp trên ở chim, thú và người. Có ba chi virus cúm, đó là cúm A, B và C. Trong đó, virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây bệnh trong thời gian gần đây.

Phương thức lây truyền

Trong tự nhiên, virus cúm tồn tại ở các loài chim hoang dã. Virus lây truyền từ động vật hoang dã sang vật nuôi (gà, vịt, lợn), sau đó từ vật nuôi lây sang người.

Triệu chứng

Một số triệu chứng ban đầu của bệnh như sốt, nhức đầu và đau mỏi cơ. Virus cúm chủ yếu gây các tổn thương đường hô hấp mà ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm bệnh nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Thiệt hại (nếu có)

Type H1N1: gây đại dịch vào năm 1918 – 1919 làm chết khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Năm 2009 type virus cúm này lại bùng phát và lan rộng đến khoảng 160 quốc gia trên thế giới và làm hàng trăm nghìn người tử vong.

Type H2N2; gây dịch ở châu Á trong khoảng những năm 1957 – 1958 và làm khoảng 1 triệu người tử vong.

Type H3N2: bùng phát ở Hongkong năm 1968 1969, làm chết khoảng 1 triệu người.

(Các phiếu học tập các nhóm khác, HS làm tương tự như phiếu học tập trên)

*Hướng dẫn trả lời các yêu cầu trong logo hỏi:

- CH4 trang 27. Prion được hình thành do sự cuộn xoắn không chính xác của protein bình thường. Các prion sẽ liên kết với protein bình thường và kích thích chúng cuộn xoắn không bình thường để trở thành dạng gây bệnh.

- CH5 trang 27. Virus kí sinh và tận dụng vật chất của tế bào chủ để nhân lên. Trong quá trình đó, virus làm cho tế bào chủ suy yếu và chết.

- CH6 trang 28. Nhiều nhà khoa học cho rằng SARS-CoV có nguồn gốc từ động vật. SARS-CoV lây nhiễm từ động vật sang người, khi nhiễm vào người chúng lại thích nghi, biến đổi và lây nhiễm từ người này sang người khác. Khi vào trong cơ thể người, SARS-CoV tấn công và làm suy yếu các tế bào của đường hô hấp.

- CH7 trang 29. Dựa vào đặc điểm của gai H và N để xác định các type cúm A.

- CH8 trang 29. Virus cúm xâm nhiễm vào đường hô hấp theo các giọt bắn thông qua tiếp xúc với các nguồn bệnh có chứa virus. Khi vào trong cơ thể người, virus xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô đường hô hấp, virus cũng có thể xâm nhiễm vào các tế bào phế nang, tế bào tuyến nhảy và đại thực bào. CH 9 trang 30, HIV tấn công các tế bào có thụ thể CD4 của hệ thống miễn dịch như tế bào lympho T, đại thực bào và tế bào tua. Virus phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, làm cho hệ thống miễn dịch dần suy yếu.

- CH10 trang 31. Trong những ngày đầu, bệnh nhân có các dấu hiệu như sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo họ dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng. Những ngày tiếp theo sẽ xuất hiện các dấu hiệu điển hình của bệnh như xuất hiện các nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ, hơi sưng, bắt đầu trên mặt, cổ và di chuyển xuống dưới, lan khắp cơ thể (hình 4.6 trang 31 CĐHT). Đồng thời, cơn sốt tăng cao, thường trong khoảng 40 – 41 °C. Các nốt phát ban trên cả cơ thể là dấu hiệu đặc trưng của bệnh này.

- CH11 trang 31. Vi khuẩn gây bệnh gây hại cho tế bào và mô vật chủ theo hai cơ đến cơ chế chủ yếu: (1) tiết enzyme phân huỷ tế bào và mô vật chủ và (2) sản sinh độc tố để gây độc cho tế bào, mô hoặc cả cơ thể vật chủ.

- CH12 trang 31. Những bệnh có thời gian biểu hiện nhanh thường liên quan chế sản sinh độc tố. Các độc tố thường có sẵn hoặc được hình thành rất nhanh khi vi khuẩn sinh trưởng nên thời gian biểu hiện nhanh.

- CH13 trang 32. Vi khuẩn lây truyền từ người bị bệnh lao phổi sang người khác chủ yếu thông qua các giọt bắn có chứa vi khuẩn do ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khi vào phổi, vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu đến các cơ quan khác trong cơ thể như bạch huyết, xương, gan, thận,...

- CH14 trang 32. Vi khuẩn Vibrio cholerae lây nhiễm qua đường tiêu hoá. Khi vào trong cơ thể người, V. cholerae cố định trên bề mặt tế bào niêm mạc ruột, sinh trưởng, phát triển và sản sinh độc tố. Độc tố của V. cholerae ức chế quá trình trao đổi chất của các tế bào niêm mạc dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

- CH15 trang 33. Bệnh nấm được chia thành một số loại là: nấm da, nấm dưới da, nấm toàn thân hoặc nấm gây bệnh ở các cơ quan nội tạng. Ví dụ: lang ben, nấm đầu, nấm móng,...

- CH16 trang 34. Kí sinh trùng sốt rét lây qua muỗi, kí sinh trùng gây bệnh lị lây truyền qua đường tiêu hoá.

- CH17 trang 35. Giun tròn lây nhiễm vào người chủ yếu qua đường tiêu hoá, một số lây qua côn trùng. Giun tròn gây hại bằng cách hấp thụ chất dinh dưỡng của vật chủ.

- CH18 trang 36. Sán lá trưởng thành phát triển trong cơ thể người và vật nuôi. Trứng được thải ra ngoài qua phân, phát triển ấu trùng và kí sinh trên vật chủ trung gian phù hợp. Ấu trùng sán lá xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, phát triển thành cơ thể trưởng thành trong ruột người.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người qua các câu hỏi.
  2. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi về bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người.
  3. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu từng câu hỏi hoặc phát phiếu học tập có các câu hỏi sau cho HS trả lời.

Câu 1: Đâu không phải bệnh dịch

  1. Loãng xương B. Đậu mùa
  2. Cúm H5N1        D. Covid 19

Câu 2: Đâu là khái niệm đúng về bệnh dịch?

  1. Là bệnh gây rối lợn, suy giảm hay mất chức năng nghiên trọng ở các tế bào, mơ, cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
  2. Là tổ hợp các bệnh xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.
  3. Là một bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của cộng đồng, an sinh xã hội.
  4. Là một bệnh phát triển rộng trong cộng đồng và gây những tổn hại lớn đến sức khỏe, kinh tế và an sinh xã hội

Câu 3: Có mấy chi virus cúm?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 4: Vi khuẩn Vibrio Cholera gây ra bệnh gì ở người/

  1. Bệnh lao phổi
  2. Bệnh sởi
  3. Bệnh tả
  4. Bệnh sốt rét

Câu 5: Virus sởi chủ yếu gây bệnh ở lứa tuổi nào ở người?

  1. Dưới 5 tuổi B. Từ 5 tuổi đến 14 tuổi
  2. Tuổi vị thành niên     D. Người cao tuổi

Bài 1. Kể tên một số bệnh truyền nhiễm mà em biết và nêu một số thiệt hại do bệnh đó gây ra.

Bài 2. Trong các bệnh do prion gây ra được trình bày ở bảng 4.1, loại bệnh nào sẽ chịu tác động của ngoại cảnh nhiều nhất? Giải thích.

Bảng 4.1. Một số ví dụ về prion gây bệnh trên người

Cơ chế xuất hiện

Ví dụ

Tự phát

Sporadic CJD

Rối loạn di truyền

Familial CJD

Lây nhiễm

vCJD

Bài 3. Hãy xác định tác nhân gây bệnh của một số bệnh sau: hắc lào, lang ben, ghẻ, lậu, thủy đậu, zona thần kinh, tay chân miệng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ tìm đáp án.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • HS xung phong phát biểu, nêu đáp án đúng.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

D

B

C

D

Bài 1. Ví dụ: Nhiễm trùng đường hô hấp gây ra các thiệt hại: Hầu hết bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên không quá nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho người bệnh, song triệu chứng bệnh kéo dài, dễ tái phát lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân. Bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo mức độ bệnh và khả năng đáp ứng điều trị, nếu không điều trị tốt bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, hen phế quản, giãn phế quản,…

Bài 2. Bệnh tự phát sẽ chịu tác động của ngoại cảnh nhiều nhất. Bởi vì chính các yếu tố ngoại cảnh đã tác động và làm thay đổi cấu trúc của protein, kết quả là sự xuất hiện của Sporadic CJD.

Bài 3.

- Các bệnh do virus gây ra: tay chân miệng, zona thần kinh, thuỷ đậu.

- Bệnh do vi khuẩn: lậu.

- Các bệnh do nấm: lang ben, hắc lào

- Bệnh do nguyên sinh vật: ghẻ.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học về bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người để giải thích một số kiến thức mở rộng hoặc các vấn đề trong thực tiễn.
  2. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Vận dụng 1 - 6 trang 36 sách CĐHT Sinh học 11.
  3. Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi Vận dụng 1 - 6 trang 36 sách CĐHT Sinh học 11.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Vận dụng trang 36 sách CĐHT Sinh học 11:
  1. Chúng ta nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV từ động vật sang người?
  2. Vì sao các virus như cúm A và SARS-CoV lại dễ phát triển thành bệnh dịch?
  3. Hãy nêu những biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HIV trong cộng đồng.
  4. Chúng ta nên làm gì để giảm nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả?
  5. Dựa vào hình 4.8, nêu các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh kí sinh trùng sốt rét.
  6. Dựa vào hình 4.10, hãy đề xuất biện pháp phòng bệnh sán lá gan.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận trả lời câu hỏi.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Đại diện HS giơ tay phát biểu.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi vận dụng:

  1. Các biện pháp có thể sử dụng để phòng SARS-CoV lây truyền từ động vật sang người:

- Tiêm vaccine phòng bệnh cho người.

- Tách riêng khu chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm xa khu dân cư.

-Sử dụng các biện pháp bảo hộ khi chăm sóc, giết mổ gia súc, gia cầm.

- Không tàng trữ buôn bán, sử dụng động vật hoang dã.

- Khoanh vùng, tiêu huỷ các động vật bị nhiễm bệnh.

- Thực hiện biện pháp giãn cách, cách li những người nhiễm bệnh, sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi chăm sóc người bệnh.

- Rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Không tàn phá môi trường tự nhiên, làm mất khu vực sinh sống của động vật hoang dã.

- Thường xuyên luyện tập, nâng cao sức khoẻ và khả năng phòng bệnh.

  1. Hai virus này dễ phát triển thành bệnh dịch vì: (1) dễ xảy ra biến dị (do đột biến hoặc biến dị tổ hợp – virus cúm A) và (2) lây truyền qua đường hô hấp nên dễ lây nhiễm với tỉ lệ cao.
  2. Một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng: xét nghiệm khi cho và truyền máu, chung thuỷ một vợ một chồng, không dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, lược,...
  3. Một số giải pháp giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch tả: thường xuyên vệ sinh môi trường sống nhằm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước; sử dụng thực phẩm sạch, ăn uống hợp vệ sinh,...
  4. Vệ sinh làm sạch môi trường, hạn chế môi trường sống của muỗi, phun thuốc diệt muỗi, ngủ màn,...

- Giống nhau: tiêm phòng, vaccine, thực hiện giãn cách, cách li, lau dọn, vệ sinh, …

-  Khác nhau: virus cúm có khả năng lây truyền từ động vật sang người nên cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn phương thức lây nhiễm này.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Chuẩn bị bài 5. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 4: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 4: Bệnh dịch và tác, soạn giáo án chuyên đề Sinh học 11 cánh diều CĐ 2 Bài 4: Bệnh dịch và tác

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay