Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Toán 11 cánh diều bản mới nhất bài Bài tập cuối chương I. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I
Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Bài 1. Tìm tập xác định của hàm số y=tan( x-π/6)
Bài 2. Tìm tập xác định của hàm số y=cot^2( 2π/3-3x)
Bài 3. Tìm tập xác định của hàm số y=(tan2 x)/(sinx+1)+cot( 3x+π/6)
Bài 4. Tìm tập xác định của hàm số y=(tan5 x)/(sin4 x-cos3 x)
Bài 5. Xét tính tuần hoàn và tìm chu kì (nếu có) của hàm số sau: y=cos^2x-1.
Bài 6. Xét tính tuần hoàn và tìm chu kì (nếu có) của hàm số sau:
y=sin(2/5 x).cos(2/5 x).
Bài 7. Xét tính tuần hoàn và tìm chu kì (nếu có) của hàm số sau:
y=cosx+cos(√3.x)
Bài 8. Xét tính chẵn, lẻ của hàm số
A. y=f(x)=sin(2x+9π/2) B. y=f(x)=tanx+cotx
Bài 9. Xét tính chẵn lẻ của hàm số y=tan^72 x.sin5 x
Bài 10. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các hàm số sau.
1. y=4 sinx cosx+1 2. y=4-3 sin^22 x
Bài 11. Tìm giá trị lớn nhất của hàm số sau
y=sinx-1/sinx trong khoảng 0
- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.
Gợi ý đáp án:
Bài 1.
Điều kiện: cos( x-π/6)≠0⇔x-π/6≠π/2+kπ⇔x≠2π/3+kπ
TXĐ: D=R\{2π/3+kπ,k∈Z}.
Bài 2.
Điều kiện: sin( 2π/3-3x)≠0⇔2π/3-3x≠kπ⇔x≠2π/9-k π/3
TXĐ: D=R\{2π/9+k π/3,k∈Z}.
Bài 3.
Điều kiện: {█(&sinx≠-1@&sin( 3x+π/6)≠0)┤⇔{█(&x≠-π/2+k2π@&x≠-π/18+kπ/3)┤
Vậy TXĐ: D=R\{-π/2+k2π,-π/18+kπ/3;k∈Z}
Bài 4.
Ta có: sin4 x-cos3 x=sin4 x-sin(π/2-3x)
=2 cos(x/2+π/4) sin(7x/2-π/4)
Điều kiện: {█(&cos5 x≠0@&cos(x/2+π/4)≠0@&sin(7x/2+π/4)≠0)┤⇔{█(&x≠π/10+k π/5@&x≠π/2+k2π@&x≠-π/14+k2π/7)┤
Vậy TXĐ: D=R\{π/10+kπ/5;π/2+k2π,-π/14+k2π/7}.
Bài 5.
Ta biến đổi: y=cos^2x-1=(1+cos2 x)/2-1=1/2 cos2 x-1/2.
Do đó f là hàm số tuần hoàn với chu kì Τ=2π/2=π.
Bài 6.
Ta biến đổi: y=sin(2/5 x).cos(2/5 x)=1/2 sin(4/5 x).
Do đó f là hàm số tuần hoàn với chu kì Τ=2π/((4/5) )=5π/2.
Bài 7.
Giả sử hàm số đã cho tuần hoàn⇒ có số thực dương Τ thỏa :
f(x+Τ)=f(x)⇔cos(x+Τ)+cos√3 (x+Τ)=cosx+cos√3 x
x=0⇒cosΤ+cos√3 Τ=2⇔{█(&cosΤ=1@&cos√3 Τ=1)┤⇒{█(&Τ=2nπ@&√3 Τ=2mπ)┤⇒√3=m/n vô lí, do m,n∈Z⇒m/n là số hữu tỉ.
Vậy hàm số đã cho không tuần hoàn.
Bài 8.
A. Tập xác định D=R, là một tập đối xứng. Do đó ∀x∈Dthì -x∈D.
Ta có f(x)=sin(2x+9π/2)=sin(2x+π/2+4π)=sin(2x+π/2)=cos2 x.
Có f(-x)=cos(-2x)=cos2 x=f(x).
Vậy hàm số f(x) là hàm số chẵn.
B. Hàm số có nghĩa ⇔{█(&cosx≠0@&sinx≠0)┤⇔{█(&x≠π/2+kπ@&x≠lπ)┤ (với k,l∈Z).
Tập xác định D=R\{π/2+kπ,lπ├|k,l∈Z┤}, là một tập đối xứng.
Do đó ∀x∈Dthì -x∈D
Ta có f(-x)=tan(-x)+cot(-x)=-tanx-cotx
=-(tanx+cotx )=-f(x).
Vậy hàm số f(x) là hàm số lẻ.
Bài 9.
Hàm số có nghĩa khi cos2 x≠0⇔2x≠π/2+kπ ⇔x≠π/4+kπ/2,k∈Z.
Tập xác định D=R\{π/4+kπ/2,k∈Z}, là một tập đối xứng.
Do đó ∀x∈Dthì -x∈D.
Ta có f(-x)=tan^7(-2x).sin(-5x)=tan^72 x.sin5 x=f(x).
Vậy hàm số f(x) là hàm số chẵn.
Bài 10.
1. Ta có y=2 sin2 x+1.
Do -1≤sin2 x≤1⇒-2≤2 sin2 x≤2⇒-1≤2 sin2 x+1≤3
⇒-1≤y≤3.
* y=-1⇔sin2 x=-1⇔2x=-π/2+k2π⇔x=-π/4+kπ.
* y=3⇔sin2 x=1⇔x=π/4+kπ.
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số bằng 3, giá trị nhỏ nhất bằng -1.
2. Ta có: 0≤sin^2x≤1⇒1≤4-3 sin^2x≤4
* y=1⇔sin^2x=1⇔cosx=0⇔x=π/2+kπ.
* y=4⇔sin^2x=0⇔x=kπ.
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số bằng 4, giá trị nhỏ nhất bằng 1.
Bài 11.
Vì 0
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Toán 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Toán 11 cánh diều bài Bài tập cuối chương I, giáo án dạy thêm Toán 11 cánh diều bài Bài tập cuối chương I