[toc:ul]
1. Theo em, nhan đề bài thơ có gì đặc biệt. Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng, cảm xúc gì?
2. Em hình dung thế nào về "tấm bản đồ rực rỡ"? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy.
3. Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong.
4. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?
5. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Tại sao?
6. Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ.
1. Theo em, nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi như một tiếng khắc khoải, một tiếng gọi, một tiếng hát, tình yêu, niềm tự hào về dòng sông Cửu Long, ở đó còn có những con người Nam Bộ của tác giả từ ngày tuổi thơ cho đến khi đã lớn.
2. Tác giả đã biến tấm bản đồ địa lí thành cánh đồng hoa gặp trong một đêm mơ. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Có con sông không chỉ chảy từ đỉnh núi mà còn bắt nguồn từ các bộ tiểu thuyết du kí, võ hiệp danh tác, từ các kì quan thế giới, từ thăm thẳm một miền văn hóa Đông phương.
3. Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong:
5. Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Cái từ kết, ngữ nghĩa đã mênh mông, ngữ âm lại dào dạt nhờ từ ấy điệp vần at mà gợi ra tiếng sóng. Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thơ phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ. Cách tổ chức của nhà tiểu thuyết Nguyên Hồng giỏi bày binh bố trận. Nhân vật ông thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao.
6. Tình yêu dòng sông Mê Kong, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông.