I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng nước hoặc một vật có hình dạng bất kì không thấm nước, để xác định thể tích nước người ta dùng dụng cụ gì?
A. Cân điện tử.B. Cốc thủy tinh.C. Ống đong.D. Thước đo.
Câu 2. Trường hợp nào dưới đây là áp lực?
A. Kéo một vật lên cao.B. Trượt patin trên địa hình lòng chảo.
C. Xe tải đang chạy xuống dốc.D. Học sinh đứng chào cờ trên sân trường.
Câu 3. Dựa vào đại lượng nào người ta nói sắt nặng hơn nhôm?
A. Khối lượng riêng.B. Khối lượng.C. Thể tích.D. Kích thước.
Câu 4. Đơn vị của trọng lượng riêng là
A. kg/m3. B. g/cm3.C. kg/N.D. N/m3.
Câu 5. Bộ phận nào trong tai có nhiệm vụ điều hòa và cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ?
A. Ống tai.B. Vòi tai.C. Ốc tai.D. Vành tai.
Câu 6. Hiện tượng nào trong đời sống chứng tỏ áp suất chất lỏng sẽ được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng?
A. Đài phun nước.
B. Nồi áp suất.
C. Máy đo huyết áp.
D. Giác mút treo tường.
Câu 7. Bạn An đã thực hiện thí nghiệm như sau: Đặt tấm nylon cứng che kính miệng cốc, dùng tay giữ chặt tấm nylon rồi từ từ úp ngược miệng cốc xuống. Sau đó, từ từ đưa nhẹ tay ra khỏi miệng cốc. Cho biết thí nghiệm trên dùng để làm gì?
A. Chứng tỏ tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt nó.
B. Chứng tỏ sự truyền áp suất chất lỏng.
C. Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
D. Chứng tỏ sự thay đổi đột ngột của áp suất.
Câu 8. Cho các nội dung sau:
(1) Rót một lượng nước vào cốc đong, xác định thể tích nước trong ống đong (V1).
(2) Xác định thể tích hòn sỏi: Vsỏi = V2 – V1.
(3) Kéo nhẹ hòn sỏi, lau khô và lặp lại thí nghiệm hai lần nữa. Ghi chép số liệu.
(4) Dùng cân điện tử xác định khối lượng của hòn sỏi (ms).
(5) Xác định khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: D = mV.
(6) Buộc sợi chỉ vào hòn sỏi, thả từ từ cho nó ngập nước ở cốc đong, xác định thể tích nước trong ống đong lúc này (V2).
Hãy sắp xếp các nội dung trên để xác định khối lượng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6).B. (4) → (1) → (6) → (2) → (3) → (5).
C. (5) → (3) → (1) → (4) → (2) → (6).D. (6) → (5) → (4) → (3) → (2) → (1).
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước lần lượt là 3 cm, 2,5 cm, 2 cm. Biết khối lượng của miếng gỗ là 14,55 g.
a) Tính khối lượng riêng của miếng gỗ.
b) Điều gì sẽ xảy ra khi thả miếng gỗ vào trong dầu? Biết khối lượng riêng của dầu bằng 0,8 kg/l.
Câu 2. (1,5 điểm) Một người có diện tích cơ thể trung bình là 1,6 m2.
a) Hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người này. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 13,6.104 N/m3, áp suất khí quyển là 760mmHg.
b) Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này.
Câu 3. (1,5 điểm) Một người thợ lặn mặc bộ áo lặn chịu được một áp suất tối đa là 3.105 N/m2. Biết trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3.
a) Hỏi người thợ đó có thể lặn được sâu nhất là bao nhiêu mét?
b) Tính áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn có diện tích 200 cm2 khi lặn sâu 20m.
Câu 4. (1 điểm) Một vật hình khối lập phương, đặt trên mặt bàn nằm ngang, tác dụng lên mặt bàn một áp suất 4200 N/m2. Biết khối lượng của vật là 16,8 kg. Tính độ dài một cạnh khối lập phương ấy.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | D | A | D | B | A | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a) Thể tích của khối gỗ: V = 3.2,5.2 = 15 cm3 Khối lượng riêng của gỗ là: Dgỗ=$\frac{m}{V}$=$\frac{14,55}{15}$=0,97 (g/cm$^{3}$) Vậy khối lượng riêng của gỗ là 0,97 g/cm3. |
0,5 điểm
0,5 điểm |
b) Đổi Dgỗ = 0,97 g/cm3 = 0,97 kg/l So sánh với khối lượng riêng của dầu, ta thấy khối lượng riêng của gỗ lớn hơn khối lượng riêng của dầu. Vì vậy, miếng gỗ sẽ chìm xuống khi thả vào trong dầu. |
1 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | a) Đổi 760 mmHg = 0,76 mHg. Áp suất khí quyển là: p = d . h = 0,76 . 13,6 . 104 = 103360 (N/m2). Áp lực của khí quyển tác dụng lên người là F = p . S = 103360 . 1,6 = 165376 (N). |
0,5 điểm
0,5 điểm |
b) Người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không cảm thấy tác dụng của áp lực này vì bên trong có thể cũng có không khí nên áp lực tác dụng từ bên ngoài và bên trong cân bằng nhau. |
0,5 điểm
|
Câu 3 (1,5 điểm) | a) Độ sâu tối đa mà người thợ lặn được là pmax = hmax . d → hmax = $\frac{P_{max}}{d}$=$\frac{3.10^{5}}{10^{4}}$= 30 (m). |
1 điểm |
b) Áp suất ở độ sâu 20m là p = d . h = 104 . 20 = 2.105 N/m2. Áp lực của nước tác dụng lên cửa kính ở độ sâu 20m là F = p . S = 2.105 . 0,02 = 4000 (N). |
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 4 (1 điểm) | Trọng lượng của vật là: P = 10.m = 10.16,8 = 168 (N) Diện tích mặt tiếp xúc của vật là: (Hay diện tích một mặt của khối lập phương đó là) S=$\frac{F}{p}$=$\frac{168}{4200}$=0,04(m$^{2}$) Cạnh của vật là: a$^{2}$=S=> a= 0,2 (m) = 20 (cm) | 0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm |
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao |
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT | 1. Khối lượng riêng | 2 |
| | 1 | | 1 | | | 2 | 2 | 3 điểm |
2. Thực hành xác định khối lượng riêng | 1 |
| 1 | | | | | | 2 | 0 | 1 điểm |
3. Áp suất trên một bề mặt | 1 | 1 | |
| | 1 | | 1 | 1 | 3 | 3 điểm |
4. Áp suất khí quyển. Áp suất chất lỏng | 2 | | 1 | 1 | |
| | 1 | 3 | 2 | 3 điểm |
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 8 | 7 | 15 |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi |
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) |
Khối lượng riêng và áp suất | 7 | 8 | | |
1. Khối lượng riêng | Nhận biết | - Xác định của khối lượng riêng, so sánh khối lượng riêng chất này với chất khác. - Xác định đơn vị của trọng lượng riêng. | | 2 |
| C3, C4 |
Thông hiểu | - Thông qua thực hành xác định tỉ số khối lượng/thể tích (m/V) của vật liệu được làm từ cùng chất có thể tích khối lượng khác nhau, các vật liệu được làm từ chất khác nhau để giải thích được: Đối với các vật liệu được làm từ cùng một chất thì tỉ số m/V giống nhau còn đối với các vật liệu làm từ các chất khác nhau thì tỉ số m/V khác nhau. | 1 | |
C1a | |
Vận dụng | - Giải thích được các hiện tượng liên quan đến khối lượng riêng. - Vận dụng được định nghĩa khối lượng riêng và mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật. | 1 | |
C1b | |
2. Thực hành xác định khối lượng riêng | Nhận biết | - Đề xuất phương án xác định khối lượng riêng của chất lỏng, chất rắn và một vật có hình dạng bất kì không thấm nước. | | 1 | | C1 |
Thông hiểu | - Thực hiện được thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của chất lỏng, chất rắn và một vật có hình dạng bất kì không thấm nước. | | 1 | | C8 |
Vận dụng | - Vận dụng xác định khối lượng riêng để giải các bài tập liên quan. | | | | |
3. Áp suất trên một bề mặt | Nhận biết | - Phân tích các ví dụ thực tiễn để nêu được khái niệm áp lực, công thức tính áp suất. - Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng. | 1 | 1 | C2a | C2 |
Thông hiểu | - Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt. | | |
| |
Vận dụng | - Vận dụng để nêu được công dụng của việc tăng, giảm áp suất thông qua một số hiện tượng thực tế. | 2 | |
C2b C4 | |
4. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển | Nhận biết | - Nêu được áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Lấy ví dụ minh họa. - Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi chịu sự thay đổi áp suất đột ngột. | | 2 | | C5, C6 |
Thông hiểu | - Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng. - Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương. | 1 | 1 |
C3a | C7 |
Vận dụng | - Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí). | 2 | |
C3b | |