A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm nghiêng có những dạng năng lượng nào?
A. Thế năng, động năng.
B. Động năng, nội năng.
C. Động năng, thế năng, nhiệt năng.
D. Động năng, thế năng, nội năng.
Câu 2. Hình ảnh dưới đây là dụng cụ thí nghiệm đo năng lượng nhiệt, dụng cụ (1) có tên là gì?
A. Bình nhiệt lượng kế.
B. Nhiệt kế.
C. Nguồn điện.
D. Bình đựng nước.
Câu 3. Cơ chế của sự dẫn nhiệt là
A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác.
B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
C. sự truyền nội năng từ vậ này sang vật khác.
D. sự truyền động năng của các phân tử này sang các phân tử khác.
Câu 4. Chất/vật liệu nào dưới đây cách nhiệt tốt?
A. Nhôm.
B. Thép.
C. Len.
D. Đồng.
Câu 5. Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau?
A. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
B. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.
D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.
Câu 6. Sự nở vì nhiệt của chất khí được dùng vào việc
A. chế tạo các loại khí cầu.
B. chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau.
C. chế tạo băng kép báo cháy.
D. chế tạo chuông điện.
Câu 7. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn loạn của các phân tử gây ra?
A. Đường tan vào nước.
B. Sự tạo thành gió.
C. Quả bóng bay dù được buộc thậy chặt vẫn xẹp theo thời gian.
D. Sự khuếch tán của dung dịch copper sulfate vào nước.
Câu 8. Khí, hơi nào sau đây trong không khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất?
A. Khí nitrogen oxide (NO).
B. Khí methane (CH4).
C. Khí carbon dioxide (CO2).
D. Hơi nước (H2O).
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). a) Em hãy nêu khái niệm chuyển động nhiệt và năng lượng nhiệt.
b) Người ta đổ 1 kg nước ở nhiệt độ t1 = 100C vào một bình cách nhiệt chứa 1 kg nước nóng ở nhiệt độ t2. Khi có cân bằng nhiệt trong bình thì nhiệt độ trong bình là t = 300C. Hãy mô tả quá trình trao đổi nhiệt xảy ra trong bình cách nhiệt và xác định nhiệt độ t2. Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng (hoặc mất bớt nhiệt năng) 4200 J thì nóng lên thêm 10C (hoặc giảm đi 10C). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt năng giữa nước với bình cách nhiệt và môi trường.
Câu 2 (2 điểm). Lấy tóc quấn chặt quanh một que bằng đồng và một que bằng thủy tinh rồi dùng diêm đốt. Quan sát thấy tóc quấn quanh thanh đồng không cháy còn tóc quấn quanh thanh thuỷ tinh thì cháy. Tại sao?
Câu 3 (2 điểm). Tại sao đinh vít sắt có ốc bằng đồng bị kẹt có thể mở được bằng cách nung nóng, còn đinh vít đồng có ốc bằng sắt khi kẹt lại không mở được bằng cách nung nóng?
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | A | D | C | C | A | B | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | + Vì nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng nhanh nên chuyển động này của các phân tử, nguyên tử được gọi là chuyển động nhiệt. + Năng lượng mà vật có được nhờ chuyển động nhiệt được gọi là năng lượng nhiệt. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
b) + 1 kg nước ở nhiệt độ t1 = 100C sẽ thu thêm nhiệt năng, 1 kg nước nóng ở nhiệt độ t2 sẽ mất bớt nhiệt năng. Nhiệt năng nước nóng mất bớt đúng bằng nhiệt năng nước lạnh thu thêm. + Khi có cân bằng nhiệt trong bình, nhiệt độ của 1 kg nước lạnh tăng thêm: 30 -10 = 200C Nhiệt năng của 1 kg nước lạnh thu thêm là: 4 200.20 = 84 000 J | 0,5 điểm 0,5 điểm | |
Câu 2 (2 điểm) | Đồng dẫn nhiệt tốt hơn tóc rất nhiều nên thu được hầu hết nhiệt năng do que diêm cung cấp, do đó tóc không đủ nóng để cháy. Tóc dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh nên thu được nhiều nhiệt năng do que diêm cung cấp, đủ nóng để cháy. | 2 điểm |
Câu 3 (2 điểm) | Vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt nên trường hợp đinh vít bằng sắt có ốc bằng đồng khi được nung nóng thì ốc bằng đồng nở ra nhiều hơn đinh vít bằng sắt. Do đó có thể vặn đinh vít ra khỏi ốc còn trường hợp đinh vít bằng đồng có ốc bằng sắt đem nung nóng thì lại càng bị kẹt hơn. | 2 điểm |
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Năng lượng nhiệt và nội năng | 1 | 1 ý | 1 | 1 ý | 2 | 1 | 3 | ||||
2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||||
3. Sự truyền nhiệt | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 3,5 | |||||
4. Sự nở vì nhiệt | 2 | 1 | 2 | 1 | 3 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
NHIỆT | 4 | 8 | ||||
1. Năng lượng nhiệt và nội năng | Nhận biết | - Nhận biết được vật có những dạng năng lượng nào. - Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt. | 1 ý | 1 | C1a | C1 |
Thông hiểu | - Chọn được ví dụ về hiện tượng chuyển động hỗn loạn của các phân tử gây ra. | 1 | C7 | |||
Vận dụng cao | - Giải thích được quá trình trao đổi nhiệt. | 1 ý | C1b | |||
2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter | Nhận biết | - Nhận biết được dụng cụ thí nghiệm đo năng lượng nhiệt. | 1 | C2 | ||
3. Sự truyền nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được cơ chế của sự dẫn nhiệt. - Nhận biết được vật dẫn nhiệt tốt, vật cách nhiệt tốt. | 2 | C3 C4 | ||
Thông hiểu | - Nhận biết được nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. - Giải thích được một số hiện tượng quan sát thấy về truyền nhiệt trong tự nhiên. | 1 | 1 | C2 | C8 | |
4. Sự nở vì nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt. - Nhận biết được ví dụ liên quan đến công dụng của sự nở vì nhiệt. | 2 | C5 C6 | ||
Vận dụng | - Giải thích được một số ứng dụng hoặc hiện tượng của sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật và đời sống. | 1 | C3 |