I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nội năng của vật là
A. tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
B. tổng nhiệt năng và động năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
C. tổng nhiệt năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
D. tổng nhiệt năng, động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
Câu 2. Có bốn bình A, B, C, D chứa nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này. Người ta thấy nhiệt độ của các bình trở nên khác nhau. Yếu tố nào sau đây làm cho nhiệt độ ở các bình khác nhau?
A. Thời gian đun.
B. Nhiệt lượng từng bình nhận được.
C. Lượng nước chứa trong từng bình.
D. Loại chất lỏng chứa trong từng bình.
Câu 3. Sự truyền năng lượng thông qua tia nhiệt là hiện tượng nào?
A. Dẫn nhiệt.
B. Bức xạ nhiệt.
C. Đối lưu.
D. Truyền nhiệt.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây truyền nhiệt theo hiện tượng dẫn nhiệt?
A. Trời rét, ngồi sưởi ấm bên bếp than hồng.
B. Là phẳng quần áo bằng bàn là điện.
C. Sưởi ấm người dưới ánh sáng đèn halogen trong phòng tắm vào mùa rét.
D. Khói hương bay lên trên.
Câu 5. Dùng cách nào sau đây để mở nút bằng thủy tinh của một chai thủy tinh bị kẹt?
A. Hơ nóng nút chai.
B. Hơ nóng thân chai.
C. Hơ nóng đáy chai.
D. Hơ nóng cổ chai.
Câu 6. Chọn câu phát biểu sai khi nói về sự nở vì nhiệt.
A. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
B. Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. Chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
D. Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Câu 7. Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4 200 J thì nóng lên thêm 10C. Hỏi nếu truyền 126 000 J cho 1,5 kg nước thì nước sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ?
A. 150C.
B. 250C.
C. 300C.
D. 200C.
Câu 8. Cách truyền nhiệt chính trong chất lỏng là gì?
A. Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt.
B. Dẫn nhiệt.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Đối lưu.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). a) Sự truyền nhiệt bằng đối lưu là gì?
b) Đốt ngọn nến, sau đó để hai bàn tay cách ngọn nến cùng khoảng cách như nhau nhưng một bàn tay để ở phía trên ngọn nến, bàn tay kia để ở ngang ngọn nến. Năng lượng nhiệt từ ngọn nến truyền đến hai bàn tay bằng những cách nào? Bàn tay ở vị trí nào sẽ thấy nóng hơn? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm). Cùng một vật, vào mùa đông hay mùa hè vật có nội năng lớn hơn? Vì sao?
Câu 3 (2 điểm). Hai quả bóng bàn đều bị bẹp (trong đó một quả bị nứt và một quả không bị nứt, được thả vào một cốc nước nóng thì quả bóng bàn không bị nứt phồng lên như cũ, còn quả bóng bàn bị nứt thì lại không phồng lên. Hãy giải thích hiện tượng này.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | C | B | B | D | A | D | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a) Đối lưu là sự truyền năng lượng bằng các dòng chất lưu di chuyển từ vùng nóng hơn lên vùng lạnh hơn trong chất lưu. |
1 điểm |
b) Ở cả hai vị trí, nhiệt từ ngọn nến truyền đến hai bàn tay bằng cả ba cách: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Ở hai vị trí này, do cách xa ngọn nến như nhau và giữa hai bàn tay và ngọn nến đều là không khí nên lượng nhiệt mà hai bàn tay nhận được do dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt qua không khí từ ngọn nến là không lớn và gần như bằng nhau. Nhưng bàn tay đặt trên ngọn nến sẽ thấy nóng hơn vì do đối lưu, luồng khí nóng từ ngọn nến đang cháy sẽ di chuyển lên trên và truyền một lượng nhiệt lớn cho tay ở phía trên. |
1 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Cùng một vật, vào mùa hè vật có nội năng lớn hơn so với nội năng của vật vào mùa đông vì mùa hè nhiệt độ cao hơn nhiều so với mùa đông nên vật nhận năng lượng nhiệt từ môi trường nhiều hơn làm vật cũng nóng lên nhiều hơn, khiến các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn. |
2 điểm |
Câu 3 (2 điểm) | - Một trong hai quả bóng chỉ bị bẹp, không bị nứt, khi được thả vào nước nóng thì không khí trong quả bóng nóng lên và nở ra đẩy quả bóng phồng lên như cũ. - Quả bóng còn lại vừa bị bẹp, vừa bị nứt, khi được thả vào nước nóng thì không khí trong quả bóng nóng lên và nở ra nhưng do quả bóng bị nứt nên không khí có thể theo vết nứt ra ngoài. Do đó quả bóng không thể phồng lên như cũ. |
1 điểm
1 điểm |
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao |
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
1. Năng lượng nhiệt và nội năng | 1 | | 1 | 1 | | | | | 2 | 1 | 3 |
2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter | 1 | | | | | | | | 1 | 0 | 0,5 |
3. Sự truyền nhiệt | 2 | 1 ý | 1 | | | | | 1 ý | 3 | 1 | 3,5 |
4. Sự nở vì nhiệt | 2 | | | | | 1 | | | 2 | 1 | 3 |
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi |
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) |
NHIỆT | 4 | 8 | | |
1. Năng lượng nhiệt và nội năng | Nhận biết | - Nhận biết khái niệm nội năng. | | 1 |
| C1 |
Thông hiểu | - Xác định được nhiệt năng truyền cho vật. - Nêu được mối liên hệ của năng lượng nhiệt và nội năng. |
1 | 1 |
C2 | C7 |
2. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter | Nhận biết | - Nhận biết được nhiệt lượng khi đun sôi nước ở cùng nhiệt độ. | | 1 | | C2 |
3. Sự truyền nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được hiện tượng dẫn nhiệt/đối lưu/bức xạ nhiệt. - Nêu được khái niệm sự truyền nhiệt bằng đối lưu. |
1 ý | 2 |
C1a | C3 C4
|
Thông hiểu | - Chỉ ra cách truyền nhiệt chủ yếu trong các môi trường. | | 1 | | C8 |
| Vận dụng cao | - Giải thích hiện tượng liên quan đến sự truyền nhiệt. | 1 ý | | C1b | |
4. Sự nở vì nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt. | | 2 | | C5 C6 |
Vận dụng | - Giải thích được một số ứng dụng hoặc hiện tượng của sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật và đời sống. | 1 | | C3 | |