Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử địa lí 4 kết nối ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 lịch sử địa lí 4 kết nối (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Những hình ảnh được vẽ hoặc chụp về các nhân vật, địa điểm, hiện vật, sự kiện lịch sử, đối tượng địa lí gắn với không gian cụ thể gọi là:

A. Tranh ảnh khảo cổ.

B. Tranh ảnh lịch sử.

C. Tranh minh họa.

D. Tranh mô phỏng.  

Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội Gầu Tào được người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức ở:

A. Nơi rộng rãi, bằng phẳng.

B. Sân trước nhà sàn của bản làng.

C. Cánh đồng hoặc khu đất rộng.

D. Nhà văn hóa trong vùng. 

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải ý đúng khi nói về điểm cực Bắc của nước ta?

A. Là cột cờ Lũng Cú. 

B. Xây dựng trên đỉnh núi Hoàng Long.

C.Trên cột có lá quốc kì Việt Nam. 

D. Ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 4 (0,5 điểm). Đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Nhiệt đới hải dương, bị phân tầng theo độ cao.

B. Khí hậu nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều vào màu hè. 

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa, bị ảnh hưởng bởi độ cao. 

D. Khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. 

Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về đặc điểm khí hậu của phương em, em có thể tìm hiểu theo những ý nào?

A.  Nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm, các mùa trong năm.

B. Các mùa trong năm, thời tiết hàng ngày. 

C. Đặc trưng kiểu khí hậu, lượng mưa trong các tuần. 

D. Thời tiết đặc trưng các mùa, thiên tai thường xảy ra. 

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải mục đích của việc khai thác khoáng sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

A. Sản xuất điện. 

B. Luyện kim.

C. Làm vật liệu xây dựng

D. Sản xuất phụ gia.

Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây thể hiện loại khoáng sản nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Đá vôi ( CaCO3 ) là gì? Công thức hóa học của đá vôi là gì?

A.  Than chì.

B. Quặng Bô-xít

C. Đá vôi

D. Đá granite.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải thông điệp hát Then vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ truyền tải?

A. Cầu mong những điều may mắn.

B. Cầu cho cuộc sống tốt lành.

C. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. 

D. Lí giải hiện tượng tự nhiên.

Câu 9 (0,5 điểm). Khi giới thiệu về danh nhân của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?

A. Tên danh nhân, câu chuyện về danh nhân, bài học từ câu chuyện. 

B.  Tên danh nhân, thân thế và gia đình của danh nhân.

C. Tên danh nhân, đóng góp của danh nhân cho địa phương. 

D. Tên danh nhân, sự nổi tiếng của danh nhân. 

Câu 10 (0,5 điểm). Cách thức khai thác tự nhiên của của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Làm ruộng bậc thang, xây dựng thủy điện, khai thác lâm sản. 

B. Làm ruộng bậc thang, xây dựng nhiệt điện, khai thác khoáng sản

C. Làm ruộng bậc thang, xây dựng thủy điện, khai thác khoáng sản.

D. Làm ruộng bậc thang, xây dựng nhiệt điện, khai thác lâm sản.

Câu 11 (0,5 điểm).  Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức theo nghi lễ:

A. Truyền thống.

B. Hiện đại.

C. Phần lễ theo truyền thống, phần hội theo hiện đại. 

D. Phần lễ theo hiện đại, phần hội theo truyền thống. 

Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

Top 7+ phiên chợ vùng cao miền Bắc nổi tiếng ở Việt Nam | Wecheckin

A. Chợ phiên.

B. Chợ Tết. 

C. Chợ tình. 

D. Chợ đêm. 

Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải nhân vật xuất hiện dưới thời Hùng Vương?

A. Trưng Trắc.

B. Mai An Tiên.

C. Lang Liêu.

D. Trọng Thủy.

Câu 14 (0,5 điểm). Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm:

A. 2019.

B. 2018. 

C. 2020.

D. 2021. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Quan sát lược đồ và thực hiện yêu cầu sau: 

a. Cho biết than đá có ở những tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

b. Kể tên một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 Câu 2 (1,0 điểm). Nêu hiểu biết của em về chợ phiên vùng cao. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

A

C

C

A

D

C

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

D

A

C

A

A

A

D

     B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Những tỉnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có than đá là Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Ninh. 

- Một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Than cho sản xuất điện.

+ A-pa-tít để sản xuất phân lân. 

+ Đá vôi là vật liệu xây dựng. 

0,5 điểm




0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Một số nét về chợ phiên vùng cao:

+ Thường được họp vào những ngày nhất định.

+ Hàng hóa phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương, nhiều nhất là hàng thổ cẩm , công cụ sản xuất, một số món ăn đặc trưng như: thắng cố, cơm lam,..


0,5 điểm

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC 

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MỞ ĐẦU

Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

1

     

1

0

0,5

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM 

(TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

Bài 2. Thiên nhiên và con ở địa phương em

1

     

1

0

0,5

Bài 3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em 

1

     

1

0

0,5

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Bài 4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

 

1

   

2

0

1,0

Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

1

1

 

1

 

3

1

3,5

Bài 6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

2

 

1

1

1

 

4

1

3,0

Bài 7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

1

 

1

   

2

0

1,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0 

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

MỞ ĐẦU

1

0

  

1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Nhận biết

Nhận biết được những hình ảnh được vẽ hoặcc chụp về các nhân vật, địa điểm, hiện vật, sự kiện lịch sử, đối tượng địa lí gắn với không gian cụ thể gọi là tranh ảnh lịch sử. 

1

 

C1

 

Kết nối

     

Vận dụng

     

ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

2

0

  

2. Thiên nhiên và con người ở địa phương em

Nhận biết

Nhận biết được các ý chính khi tìm hiểu về đặc điểm khí hậu của địa phương. 

1

 

C5

 

Kết nối

     

Vận dụng

     

3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em

Nhận biết

Nhận biết được nội dung có thể giới thiệu khi nói về danh nhân tiêu biểu của địa phương em.

1

 

C9

 

Kết nối

     

Vận dụng

     

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

11

2

  

4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết 

Nhận biết được đặc điểm của khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

1

 

C4

 

Kết nối

Nêu được ý không phải là thông tin về điểm cực Bắc nước ta. 

1

 

C3

 

Vận dụng

     

5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được cách thức khai thác tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ là canh tác ruộng bậc thang, xây thủy điện, khai thác khoáng sản. 

- Nêu những tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có than đá.

- Kể tên một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

1

C10

C1

Kết nối

Chọn được ý không phải là mục đích của việc khai thác khoáng sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

 

C6

 

Vận dụng

Mô tả nội dung có trong hình ảnh minh họa. 

1

 

C7

 

6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được lễ hội Gầu Tào được người Mông vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức ở nơi rộng rãi, bằng phẳng.

- Nhận biết nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2021. 

2

 

C2, C14

 

Kết nối

- Nêu được ý không phải là thông điệp được truyền tải qua hát Then vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

- Nêu hiểu biết về chợ phiên vùng cao. 

1

1

C8

C2

Vận dụng

Mô tả được nội dung hình ảnh minh họa. 

1

 

C12

 

7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Nhận biết

Nhận biết được lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương được tiến hành theo nghi lễ truyền thống. 

1

 

C11

 

Kết nối

- Nêu được nhân vật không xuất hiện dưới thời Hùng Vương. 

1

 

C13

 

Vận dụng

     

 

Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử địa lí 4 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử địa lí 4 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 1 lịch sử địa lí 4 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử địa lí 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net