Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại Khoa học tự nhiên 9 Chân trời. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Đâu không phải nguyên liệu để sản xuất gang?

  • A.Carbon dioxide.
  • B. Quặng hematite.
  • C. Than cốc.
  • D. Phụ liệu đá vôi.

Câu 2: Kim loại thường được dùng để làm dây điện nhờ

  • A.Khả năng tạo thành các ion.
  • B. Phản ứng với oxygen.
  • C. Dẫn nhiệt tốt.
  • D. Dẫn điện tốt.

Câu 3: Phi kim thường được ứng dụng làm quai nồi, tay cầm chảo nhờ

  • A.Dẫn nhiệt kém.
  • B. Dẫn nhiệt tốt.
  • C. Dẫn điện kém.
  • D. Dẫn điện tốt.

Câu 4: Phi kim thường được sử dụng làm chất cách điện vì

  • A.Không dẫn điện.
  • B.Dẫn điện kém.
  • C.Dẫn điện tốt.
  • D. Dẫn điện rất tốt.

Câu 5: Kim loại có xu hướng tạo thành___(1)___, trong khi phi kim có xu hướng tạo thành ___(2)___khi tham gia phản ứng hóa học

  • A. (1) - Ion dương, (2)- Ion âm.
  • B. (1) - Ion âm, (2) - Ion dương.
  • C. (1) - anion, (2) - cation.
  • D. (1) - kết tủa, (2) - khí.

Câu 6: Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh?

  • A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.
  • B. Làm chất lưu hóa cao su.
  • C. Khử chua đất.
  • D. Điều chế thuốc súng đen.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Vì sao có thể sử dụng chlorine để khử trùng nước sinh hoạt?

  • A.Chlorine có tính tẩy màu, có thể tẩy nước sinh hoạt trong hơn.
  • B.Chlorine khử trùng và loại bỏ kim loại độc hiệu quả.
  • C.Chlorine có thể loại bỏ được tất cả các kim loại nặng.
  • D.Chlorine có thể loại bỏ các tác nhân gây ung thư trong nước sinh hoạt.

Câu 2: Vì sao kim loại dẫn điện tốt còn phi kim thường không dẫn điện?

  • A.Kim loại có số lượng electron tự do nhiều hơn phi kim.
  • B.Trong cấu trúc tinh thể kim loại có liên kết kim loại.
  • C.Phi kim không có electron tự do.
  • D.Cấu trúc tinh thể kim loại cho phép electron di chuyển thành dòng.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Cho các chất dưới đây, có bao nhiêu chất có thể làm lõi dây dẫn điện?

  1. Lưu huỳnh (sulfur).
  2. Sắt (Iron).
  3. Đồng (Copper).
  4. Nhôm ( Aluminium).
  5. Phosphorus.
  • A.2.
  • B.3.
  • C.4.
  • D.5.

Câu 2: Cho các chất dưới đây, có bao nhiêu chất có thể làm lót quai nồi?

  1. Sắt (iron)
  2. Đồng (copper)
  3. Gỗ ( chủ yếu là carbon)
  4. Cao su (hợp chất của carbon có thể có lưu huỳnh)
  5. Kẽm (zinc)
  • A.2.             
  • B.3.
  • C.4.
  • D.5.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho các nhận định sau

  1. Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn phi kim.
  2. Phi kim ở thẻ rắn có khối lượng riêng lớn hơn kim loại nhiều lần.
  3. Kim loại có xu hướng tạo thành ion âm khi tham gia phản ứng hóa học.
  4. Có trường hợp kim loại phản ứng với oxygen tạo thành oxide acid.
  5. Carbon có ứng dụng quan trọng trong công  nghiệp luyện kim.

Số nhận định chính xác là

  • A.2.
  • B.3.
  • C.4.
  • D.5.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa, trắc nghiệm khoa học tự nhiên 9 chân trời, trắc nghiệm bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa KHTN 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net