Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 40: Từ gene đến tính trạng

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 40: Từ gene đến tính trạng Khoa học tự nhiên 9 Chân trời. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có sự biểu hiện các tính trạng khác nhau là do

  • A. có hệ gene đặc trưng.                                 
  • B. có cùng một kiểu gene.
  • C. có các kiểu gene khác nhau.                       
  • D. có các allele khác nhau của cùng một gene.

Câu 2: Chú thích (1) và (2) trong hình dưới đây là quá trình gì?

A diagram of a cell culture

Description automatically generated

  • A. Phiên mã – Dịch mã.                                  
  • B. Tái bản – Phiên mã.
  • B. Dịch mã – Tái bản.                          
  • D. Dịch mã – Phiên mã.

Câu 3: Điều gì dẫn đến sự xuất hiện nhiều đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài?

  • A. Các allele khác nhau của các gene khác nhau.
  • B. Các allele giống nhau của các gene khác nhau.
  • C. Các allele khác nhau của cùng một gene.
  • D. Các allele giống nhau của cùng một gene.

Câu 4: Trình tự các nucleotit trên gene quy định trình tự các nucleotide trên phân tử mRNA thông qua quá trình

  • A. tái bản.
  • B. dịch mã.
  • C. phát triển.
  • D. phiên mã.

Câu 5: Thường biến có nghĩa là

  • A. một gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình giống nhau trong các điều kiện môi trường giống nhau.
  • B. một gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình giống nhau trong các điều kiện môi trường khác nhau.
  • C. một gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau trong các điều kiện môi trường giống nhau.
  • D. một gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau trong các điều kiện môi trường khác nhau.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Bản chất mối liên hệ giữa protein và tính trạng là

  • A. protein tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.
  • B. protein tham gia vào cấu trúc và chức sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.
  • C. protein là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.
  • C. protein đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng về cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài?

  • A. Các cá thể cùng loài có thể mang các allele khác nhau của cùng một gene.
  • B. Các gene khác nhau quy định các protein khác nhau, từ đó biểu hiện thành các tính trạng khác nhau.
  • C. Các tính trạng của sinh vật được quy định bởi một gene duy nhất.
  • D. Mỗi loài sinh vật có hệ gene đặc trưng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa gene và protein?

  • A. Trình tự các nucleotide trên gene quy định trình tự các nucleotide trên phân tử mRNA thông qua quá trình phiên mã.
  • B. Trình tự nucleotide trên phân tử mRNA được dịch mã thành trình tự các amino acid trên phân tử protein.
  • C. Protein biểu hiện thành tính trạng thông qua việc tham gia vào cấu trúc, chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể.
  • D. Sơ đồ mối quan hệ giữa gene và protein trong việc biểu hiện các tính trạng ở sinh vật là RNA → DNA → protein → tính trạng.

Câu 4: Quá trình dịch mã chủ yếu diễn ra ở

  • A. trong nhân.
  • B. trong tế bào chất.
  • C. trên màng tế bào.
  • D. trên màng nhân.

Câu 5: Nguyên nhân khiến ruồi giấm có sự đa dạng về tính trạng màu sắc thân và kích thước cánh? 

(1) Các cá thể mang các allele khác nhau của cùng một gene.

(2) Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene.

(3) Loài ruồi giấm có hệ gene đặc trưng.

(4) Sự đột biến gene làm thay đổi tính trạng của sinh vật.

Đáp án đúng là

  • A. (1), (2).
  • B. (2), (3).
  • C. (3), (4).
  • D. (1), (4).

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao khi gene đột biến có thể làm thay đổi tính trạng của cơ thể sinh vật?

  • A. Vì gene đột biến có khả năng thay đổi cấu trúc hoặc tạo ra các protein mới.
  • B. Vì gene đột biến chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật.
  • C. Vì gene đột biến không có ảnh hưởng nào đến cơ thể sinh vật.
  • D. Vì gene đột biến chỉ làm thay đổi trạng thái màu sắc của sinh vật.

Câu 2: Một gene có 3000 nucleotide thực hiện quá trình phiên mã tổng hợp mRNA, sau đó tiếp tục dịch mã để tổng hợp thành chuỗi polypeptide. Số amino acid có trong chuỗi polypeptide đó là

  • A. 500 amino acid.
  • B. 1000 amino acid.
  • C. 499 amino acid.
  • D. 999 amino acid.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho biết các bộ ba trên mRNA mã hóa cho các amino acid tương ứng là

'5CUG3' – Leu; 5'GUC3', 5'GUG3' – Val; 5'ACG3' – Thr; 5'GCA3' – Ala. 

Mạch khuôn của gene có trình tự đơn phân như sau: 5'CAG CGT GAC CAG CAT3'. Biết rằng có đột biến điểm xảy ra ở vị trí thứ 13 nhưng không làm thay đổi số liên kết hydrogen của gene. Đoạn gene đột biến này được phiên mã tổng hợp đoạn mRNA, sau đó dịch mã tổng hơp thành đoạn polypeptide có trình tự các amino acid là

  • A. Met – Leu – Val – Thr – Val.
  • B. Met – Leu – Val – Thr – Leu.
  • C. Met – Val – Thr – Leu – Leu.
  • D. Met – Thr – Leu – Val – Thr.

Câu 2: Chuỗi polypeptide do gene đột biến tổng hợp so với chuỗi polypeptide do gene bình thường tổng hợp có số amino acid bằng nhau nhưng khác nhau ở amino acid thứ 80. Đột biến điểm trên gene này là

  • A. thay thế một cặp nucleotide ở bộ ba thứ 80.
  • B. mất một cặp nucleotide ở vị trí thứ 80.
  • C. thay thế một cặp nucleotide ở bộ ba thứ 81.
  • D. thêm một cặp nucleotide ở vị trí thứ 80.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 40: Từ gene đến tính trạng, trắc nghiệm khoa học tự nhiên 9 chân trời, trắc nghiệm bài 40: Từ gene đến tính trạng KHTN 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net