Cho biểu thức M = .... Hãy tính giá trị của M theo hai cách.

4. Tính chất của phép nhân số hữu tỉ

HĐKP4. Cho biểu thức M = $\frac{1}{7}$ . $\frac{-5}{8}$ + $\frac{1}{7}$. $\frac{-11}{8}$. Hãy tính giá trị của M theo hai cách:

a) Thực hiện tính nhân rồi cộng hai kết quả.

b) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Thực hành 5. Tính 

a) A = $\frac{5}{11}$ . $\frac{-3}{23}$ . $\frac{11}{5}$. (-4,6)

b) B = $\frac{-7}{9}$ . $\frac{13}{25}$ - $\frac{13}{25}$. $\frac{2}{9}$

Vận dụng 2: Giải bài toán phần khởi động (trang 11)

Một tòa nhà cao tầng có hai tầng hầm. Tầng hầm B1 có chiều cao 2,7 m. Tầng hầm B2 có chiều cao bằng $\frac{4}{3}$ tầng hầm B1. Tính chiều cao của tòa nhà so với mặt đất.

Câu trả lời:

HĐKP4.  M = $\frac{1}{7}$ . $\frac{-5}{8}$ + $\frac{1}{7}$. $\frac{-11}{8}$. 

a) Thực hiện tính nhân rồi cộng hai kết quả.

M = $\frac{1}{7}$ . $\frac{-5}{8}$ + $\frac{1}{7}$. $\frac{-11}{8}$ 

     = $\frac{-5}{56}$ + $\frac{-11}{56}$

     =       $\frac{-16}{56}=\frac{-2}{7}$

b) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

M = $\frac{1}{7}$ . $\frac{-5}{8}$ + $\frac{1}{7}$. $\frac{-11}{8}$ 

     = $\frac{1}{7}$. ($\frac{-5}{8}$ +$\frac{-11}{8}$) 

     =     $\frac{1}{7}$. $\frac{-16}{8}$

     =     $\frac{-16}{56}=\frac{-2}{7}$

Thực hành 5. Tính 

a) A = $\frac{5}{11}$ . $\frac{-3}{23}$ . $\frac{11}{5}$. (-4,6)

       =  ( $\frac{5}{11}$ . $\frac{11}{5}$) . ($\frac{-3}{23}$) . $-\frac{23}{5}$

       = 1 . $\frac{3}{5}$

       = $\frac{3}{5}$ 

b) B = $\frac{-7}{9}$ . $\frac{13}{25}$ - $\frac{13}{25}$. $\frac{2}{9}$

       = $\frac{13}{25}$ . ($\frac{-7}{9}$ - $\frac{2}{9}$)

       = $\frac{13}{25}$ . (-1)

       =  $-\frac{13}{25}$ 

Vận dụng 2: 

Chiều cao của tòa nhà so với mặt đất là:

2,7 + 2,7 . $\frac{4}{3}$ = 6,3 m

Vậy chiều cao của tòa nhà so với mặt đất là 6,3 m.

Xem thêm các môn học

Giải toán 7 tập 1 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net