Hướng dẫn giải chi tiết bài 43 Nguyên phân và giảm phân bộ sách mới Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi: Tại sao từ một quả trứng gà ban đầu chỉ chứa một tế bào hợp tử, sau thời gian được gà mẹ ấp sẽ nở ra một gà con gồm hàng tỉ tế bào?
Bài làm chi tiết:
Vì tế bào hợp tử được trải qua các quá trình phân chia tế bào và tạo ra nhiều tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ.
Hoạt động: Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 43.1, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Cho biết từ một tế bào mẹ, qua một lần nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con.
2. So sánh bộ NST ở các tế bào con với bộ NST ở tế bào mẹ
3. Cho biết nguyên phân là gì.
Bài làm chi tiết:
1. Từ một tế bào mẹ, qua một lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con.
2. Số lượng và hính dáng NST ở tế bào con giống hệ NST ở tế bào mẹ.
3. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào mà trong đó có các tế bào con được tạo ra có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.
Câu hỏi: Nêu thêm ví dụ về nguyên phân mà em biết.
Bài làm chi tiết:
Quá trình nguyên phân xảy ra trong tủy xương để tạo tế bào máu mới nhằm duy trì lượng máu trong cơ thể.
Hoạt động: Quan sát Hình 43.2 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Cho biết từ một tế bào mẹ, qua giảm phân tạo ra bao nhiêu tế bào con.
2. So sánh bộ NST ở các tế bào con so với bộ NST ở tế bào mẹ.
3. Cho biết giảm phân là gì.
Bài làm chi tiết:
1. Từ một tế bào mẹ, qua giảm phân tạo ra 4 tế bào con.
2. Tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa, các tế bào con chứa tổ hợp NST khác nhau.
3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào tham gia sinh sản hữu tính, từ một tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa, các tế bào con chứa tổ hợp NST khác nhau.
Câu hỏi 1: Nêu thêm ví dụ về giảm phân mà em biết.
Bài làm chi tiết:
Quá trình giảm phân khi sinh tinh ở động vật giới đực.
Câu hỏi 2: Quan sát Hình 43.3 kết hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế hệ F1 có bao nhiêu loại kiểu gene và kiểu hình mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ.
2. Những quá trình nào đã làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở phép lai này? Giải thích.
Bài làm chi tiết:
1. Thế hệ F1 có 4 loại kiểu gene và 2 loại kiểu hình mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ.
2. Quá trình giảm phân và thụ tinh đã làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở phép lai. Nguyên nhân là do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST.
Hoạt động: Cho các từ khóa sau: bộ NST n; bộ NST 2n; khác nhau; giống nhau; hai tế bào con; bốn tế bào con; tế bào sinh dưỡng; tế bào sinh dục giai đoạn chín.
Dựa vào kiến thức đã học, sử dụng các từ khóa đã cho để hoàn thành vào vở bảng phân biệt nguyên phân, giảm phân theo mẫu Bảng 43.1.
Bảng 43.1. Phân biệt nguyên phân, giảm phân
Nội dung phân biệt | Nguyên phân | Giảm phân |
Tế bào thực hiện phân bào | ? | ? |
Kết quả phân bào từ một tế bào mẹ (2n) | ? | ? |
Số lượng NST trong tế bào con | ? | ? |
Các tế bào con có bộ NST giống hay khác nhau | ? | ? |
Bài làm chi tiết:
Nội dung phân biệt | Nguyên phân | Giảm phân |
Tế bào thực hiện phân bào | Bộ NST n | Bộ NST 2n |
Kết quả phân bào từ một tế bào mẹ (2n) | Hai tế bào con | Bốn tế bào con |
Số lượng NST trong tế bào con | Tế bào sinh dưỡng | Tế bào sinh dục giai đoạn chín |
Các tế bào con có bộ NST giống hay khác nhau | Giống nhau | Khác nhau |
Câu hỏi 1: Nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân trong sinh sản hữu tính.
Bài làm chi tiết:
- Trong sinh sản hữu tính, nhờ giảm phân, các giao tử đực và cái được sinh ra có bộ NST giảm đi một nửa (mang bộ NST đơn bội) so với các tế bào của cơ thể bố mẹ. Sự kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) trong thụ tinh đã khôi phục lại bộ NST 2n trong các hợp tử được tạo thành.
- Thông qua nguyên phân, bộ NST 2n trong hợp tử được di truyền cho các thế hệ tế bào con. Kết hợp với sự biệt hóa tế bào đã hình thành các mô, cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể mang bộ NST 2n đặc trưng của loài.
Câu hỏi 2: Đúng hay sai khi nói rằng NST vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể? Giải thích.
Bài làm chi tiết:
NST vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể:
- NST được cấu tạo từ DNA, trong nhân tế bào, các gene được sắp xếp trong các NST. Do đó, NST có vai trò là vật chất mang thông tin di truyền.
- Trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, nhờ các quá trình nhân đôi, phân li và tổ hợp của các NST mà bộ NST mang thông tin di truyền của loài được truyền đạt cho các thế hệ tế bào của cơ thể và các thế hệ con cháu.
Câu hỏi: Quan sát Hình 43.5, cho biết công nghệ nào ứng dụng nguyên phân, công nghệ nào ứng dụng giảm phân và thụ tinh.
Bài làm chi tiết:
Công nghệ ứng dụng quá trình nguyên phân: a), b).
Công nghệ ứng dụng quá trình giảm phân: c), d).
Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối, giải bài 43 Nguyên phân và giảm phân Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức, giải Khoa học tự nhiên 9 KNTT bài 43 Nguyên phân và giảm phân