Giải KHTN 9 sách VNEN bài 14: Giới thiệu về di truyền học

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 9 VNEN bài 14: Giới thiệu về di truyền học. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát hình 14.1a và 14.1b, Sau đó trả lời các câu hỏi dưới đây:

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 14: Giới thiệu về di truyền học

  • Các cá thể trong hinh có tên thường gọi là gì? chúng có thuộc 1 loài không?
  • Nêu đặc điểm khác nhau giữa các cá thể trong mỗi hình a,b
  • Tại sao trong gia đình, con cháu thường giống ông bà, bố mẹ?
  • Lĩnh vực sinh học nào nghiên cứu hiện tượng trên?

Trả lời:

+ Hình 14.1a là các cá thể của loài chó, hình b là các cá thể của loài mèo

+ Khác nhau của các cá thể hình a,b: màu sắc, kích thước cơ thể

+ Con cháu được thừa hưởng đặc tính của bố mẹ, ông bà qua quá trình sinh sản nên giống nhau

+ Trong Sinh học, lĩnh vực Di truyền học nghiên cứu hiện tượng trên

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Di truyền và biến dị

1. Khái niệm tính di truyền

+ Hãy cho biết: Tính di truyền là gì?

+ Hãy nêu một số ví dụ về hiện tượng di truyền của thế giới sinh vật xung quanh em. Trong chăn nuôi, trồng trọt, có công việc nào chứng tỏ con người đã ứng dụng tính di truyền của sinh vật?

Trả lời:

+ Tính di truyền là hiện tượng con sinh ra giống bố mẹ, tổ tiên về một hoặc một vài đặc điểm của cơ thể

+ VD: em giống bố mẹ về màu da, hình thái tóc (xoăn hoặc thẳng), chiều cao, ...

+ Trong chăn nuôi, trồng trọt, con người ứng dụng tính di truyền trong lai tạo và chọn giống

2. Khái niệm biến dị

  • Biến dị là gì?
  • Mặc dù các cá thể cùng loài, thậm chí trong gia đình luôn giống nhau nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được từng cá thể khác nhau. Hãy nêu một vài ví dụ minh họa cho hiện tượng này.

Trả lời:

- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác nhau và khác với bố mẹ ở nhiều đặc điểm của cơ thể.

- VD: em cao - chị/anh/em thấp, em tóc xoăn - chị tóc thẳng/ em mắt 1 mí - chị mắt 2 mí, em cao - mẹ thấp, ....

3. Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị

* Xét ví dụ: Đem trồng các hạt đậu xanh thu được các cây con có cả hạt xanh và hạt vàng. Tương tự với cây có hạt vàng.

  • Hãy cho biết đâu là hiện tượng di truyền, đâu là hiện tượng biến dị?
  • Tính di truyền và biến dị có phải là hai hiện tượng loại trừ nhau ở sinh vật không?

Trả lời:

+ Di truyền là cây đậu xanh cho hạt xanh, biến dị, cây đậu xanh cho hạt vàng, và ngược lại với cây đậu hạt vàng

+ Di truyền và biến dị là hai hiện tượng đối lập nhưng song song tồn tại trong thế giới tự nhiên.

II. Di truyền học

+ Theo em, các nội dung nghiên cứu của DI truyền học là gì?

+ Nêu ví dụ thực tiễn là sáng tỏ nhận định: Di truyền học đóng góp cơ sở khoa học cho Y học, Khoa học chọn giống và Khoa học hình sự (nhận dạng cá thể).

+ Di truyền học có ý nghĩa như thế nào đối với nghiên cứu khoa học và thực tiễn?

Trả lời:

+ Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị

+ Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn trong Khoa học chọn giống, Y học và đặc biệt trong Công nghệ Sinh học hiện đại.

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Hãy tự nhận xét về các đặc điểm trên khuôn mặt của em (mũi, mắt, môi): đặc điểm nào là di truyền từ bố mẹ? đặc điểm nào là biến dị so với bố mẹ và với anh/chị/em của em.

Trả lời:

Dựa vào khái niệm di truyền và biến dị. em hãy xác định đối với đặc điểm của mình và trả lời câu hỏi.

Bài 2. Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra các ví dụ khác minh họa tính di truyền và biến dị ở sinh vật.

Trả lời:

+ Khi trồng những cây đậu Hà lan từ cây mẹ có hoa trắng sẽ thu được các cây con có hoa trắng

+ Khi bố hói đầu thì sinh con trai hói đầu

+ Con chó mẹ tai cụp sinh con chó con tai cụp

Bài 3. Hãy cho biết, tại sao biến dị và di truyền đều gắn liền với quá trình sinh sản?

Trả lời:

+ Các đặc điểm của sinh vật được quy định bởi các nhân tố di truyền.

+ Các nhân tố này được truyền đặt từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ quá trình sinh sản

D. Hoạt động vận dụng

Bài 1. Hãy tưởng tượng và cho biết, nếu chỉ có tính di truyền hoặc biến dị, thế giới sinh vật như thế nào?

Trả lời:

- Nếu không có tính di truyền thì không có đặc điểm đặc trưng cho từng nhóm cá thể, không có sự kế thừa những đặc tính tốt

- Nếu không có tính biến dị thì không có sự đa dạng, các cá thể giống nhau => môi trường bất lợi thì cá thể của loài chết đồng loạt

Bài 2. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng người ta cần đến tính di truyền hay tính biến dị của sinh vật? Tại sao?

Trả lời:

Trong chọn giống cần đến cả tính di truyền và biến dị. Vì giúp chúng ta gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng vật nuôi, cây trồng

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Bài 1. Em có biết người ta dựa vào đặc điểm dấu vân tay của người để làm gì? Việc này dựa trên đặc điểm nào của con người?

Trả lời:

- Dựa vào đặc điểm vân tay người ta giúp nhận dạng cơ thể trong chứng minh thư, trong hình sự

=> Việc này dựa vào đặc điểm biến dị của cơ thể. Mỗi người có một đặc điểm vân tay riêng biệt, khác nhau

Bài 2. Kể tên một số bệnh, tật ở người có tính di truyền từ đời này qua đời khác. Dựa vào đâu em biết được điều đó?

Trả lời:

Một số bệnh tật di truyền ở người như:

  • Bạch tạng
  • Câm điếc bẩm sinh
  • Mù màu
  • Tật nhiều ngón tay hoặc chân
  • Hồng cầu lưỡi liềm
  • ....
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com