Giải KHTN 9 sách VNEN bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 9 VNEN bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt đông khởi động

- Cho các tấm bìa (thẻ) chứa thông tin của các nguyên tố sau:

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Hãy phân loại các nguyên tố trên vào các nhóm chất có ít nhất một đặc điểm giống nhau và cho biết tại sao em lại phân loại như vậy?

Trả lời:

+ Nhóm 1: Clo, Cacbon, Flo, Silic vì chúng đều là phi kim đều tác dụng với kim loại, tác dụng với hidro.

+ Nhóm 2: Kali, Canxi, Sắt, Magie, Natri, Nhôm vì chúng đều là kim loại. đều tác dụng với axit, tác dụng với oxi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn được xây dựng trên nguyên tắc nào?

Trả lời:

- Bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

+ Các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng bằng nhau xếp thành 1 cột (nhóm)

+ Các nguyên tố có số lớp electron bằng nhau xếp thành 1 hàng (chu kì).

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn

1. Ô nguyên tố

- Quan sát ô nguyên tố sau và điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp. Cụm từ: số hiệu, kí hiệu, nguyên tố, hạt nhân.

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

   Ô nguyên tố cho biết: ..................... nguyên tử, ................. hóa học, tên ..................... và ...................... khối của .............. đó.

   ................... nguyên tử (kí hiệu là Z) có số trị bằng số đơn vị điện tích ................ (bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử) và là số thứ tự của ............... trong bảng tuần hoàn.

Trả lời:

   Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tốnguyên tử khối của nguyên tố đó.

   Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z) có số trị bằng số đơn vị điện tích nguyên tử (bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử) và là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

2. Chu kì

1. Em hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong một chu kì.

2. Quan sát bảng dưới đây và cho biết chu khì 2 và chu kì 3 gồm những nguyên tố nào?

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trả lời:

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong một chu kì: những nguyên tố có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

2.

  • Chu kì 2: Liti, Beri, Bo, Cacbon, Nito, Oxi, Flo, Neon
  • Chu kì 3: Natri, Magie, Nhôm, Silic, Photpho, Lưu huỳnh, Clo, Agon

3. Nhóm

1. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết tên nguyên tố, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm I, II, VII.

2. Quan sát hình vẽ mô tả cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố cho dưới đây và cho biết các nguyên tố đó thuộc nhóm nào?

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trả lời:

1.

+ Các nguyên tố nhóm I có 1 electron lớp ngoài cùng gồm: hidro, liti, natri, kali, rubidi, xesi, franxi.

+ Các nguyên tố nhóm II có 2 electron lớp ngoài cùng gồm: beri, magie, canxi, stronti, bari, radi.

+ Các nguyên tố nhóm VII có 7 electron lớp ngoài cùng gồm: flo, clo, brom, iot, poloni.

2. 

+ Nguyên tử nito thuộc nhóm IV

+ Nguyên tử nhôm thuộc nhóm III

+ Nguyên tử cacbon thuộc nhóm IV

+ Nguyên tử oxi thuộc nhóm VI

III. Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 

1. Trong một chu kì

Quan sát các nguyên tố trong chu kì 2, 3 ở bảng dưới đây và:

   Sắp xếp các nguyên tố natri, nhôm, magie theo chiều giảm dần tính kim loại.

   Sắp xếp các nguyên tố oxi, cacbon, flo theo chiều tăng dần tính phi kim.

   Cho biết nguyên tố neon, agon thuộc loại nguyên tố nào?

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trả lời:

+ Chiều giảm dần tính kim loại: natri, magie, nhôm.

+ Chiều tăng dần tính phi kim: cacbon, oxi, flo.

+ Các nguyên tố neon, agon thuộc nguyên tố khí hiếm.

2. Trong một nhóm 

1. Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự giảm dần tính kim loại: magie, kali, canxi, rubidi.

2. Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự tăng dần tính phi kim: cacbon, silic, nito, oxi.

3. Em hãy cho biết nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất và nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất.

Trả lời:

1. Thứ tự giảm dần tính kim loại: rubidi, kali, canxi, magie.

2. Thứ tự tăng dần tính phi kim: silic, cacbon, nito, oxi.

3. 

  • Nguyên tố franxi có tính kim loại mạnh nhất.
  • Nguyên tố flo có tính phi kim mạnh nhất. 

IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố

Biết nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9, ở chu kì 2, nhóm VII. Em hãy điền thông tin về nguyên tố X vào bảng dưới đây.

   Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 9 nên điện tích hạt nhân của nguyên  tử X bằng .............. Nguyên tử X có ............. electron, ................ lớp electron.  Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có ................... electron. Nguyên tố X nằm ở cuối chu kì nên X là ................. hoạt động mạnh. Tính ..................... của X mạnh hơn nguyên tố đứng trước có số hiệu là 8.

Trả lời:

   Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 9 nên điện tích hạt nhân của nguyên  tử X bằng 9.Nguyên tử X có 9 electron, 2 lớp electron.  Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 7 electron. Nguyên tố X nằm ở cuối chu kì nên X là phi kim hoạt động mạnh. Tính phi kim của X mạnh hơn nguyên tố đứng trước có số hiệu là 8.

2. Biết cấu tạo nguyên tử có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố

Em hãy điền thông tin về nguyên tử A vào bảng dưới đây.

   Nguyên tử nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 11+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron nên A ở ô thứ ........., nhóm ............, chu kì .............  Nguyên tố A nằm ở đầu chu kì nên A là ......................... hoạt động mạnh. Tính ................ của A mạnh hơn nguyên tố đứng sau có số hiệu nguyên tử là 12.

Trả lời:

   Nguyên tử nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 11+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron nên A ở ô thứ 11, nhóm I, chu kì 3.  Nguyên tố A nằm ở đầu chu kì nên A là kim loại hoạt động mạnh. Tính kim loại của A mạnh hơn nguyên tố đứng sau có số hiệu nguyên tử là 12.

C. Hoạt động luyện tập 

Bài 1: Bảng dưới đây gồm kí hiệu hóa học của 20 nguyên tố đầu tiên.

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Quan sát hàng ngang từ liti ($Li$) đến neon ($Ne$) và cho biết nguyên tố nào trong hàng ít hoạt động hóa học nhất? Vì sao?

2. Quan sát cột chứa các nguyên tố từ liti ($Li$) đến kali ($K$) và cho biết nguyên tố nào hoạt động hóa học mạnh nhất? Vì sao?

Trả lời:

1. Trong hàng nguyên tố Ne ít hoạt động hóa học nhất vì nguyên tố này thuộc nhóm VIII nên là nguyên tố khí hiếm trơ về mặt hóa học.

2. Cột chứa các nguyên tố từ liti ($Li$) đến kali ($K$), nguyên tố K hoạt động hóa học mạnh nhất vì các nguyên tố này thuộc nhóm I nên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại tăng dần. Vì thế K là nguyên tố hoạt động hóa học mạnh nhất.

Bài 2. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 19, 22, 17.

Trả lời:

- Số hiệu nguyên tử 19: Điện tích hạt nhân của nguyên tố là 19+, nguyên tử có 19 electron, 4 lớp electron, 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố này nằm ở đầu chu kì nên là kim loại mạnh. Tính kim loại của nguyên tố này mạnh hơn nguyên tố đứng sau có số hiệu nguyên tử là 20.

- Số hiệu nguyên tử 12: Điện tích hạt nhân của nguyên tố là 12+, nguyên tử có 12 electron, 3 lớp electron, 2 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố này nằm ở vị trí thứ 2 chu kì nên là kim loại mạnh. Tính kim loại của nguyên tố này mạnh hơn nguyên tố đứng sau có số hiệu nguyên tử là 13, yếu hơn nguyên tố đứng trước có số hiệu nguyên tử là 11.

- Số hiệu nguyên tử 17: Điện tích hạt nhân của nguyên tố là 17+, nguyên tử có 17 electron, 4 lớp electron, 7 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố này nằm ở cuối chu kì nên là phi kim mạnh. Tính phi kim của nguyên tố này mạnh hơn nguyên tố đứng trước có số hiệu nguyên tử là 16.

Bài 3: Sắp xếp các nguyên tố sau theo trật tự tính phi kim tăng dần: $F$ (Z=9), $N$ (Z=7), $O$ (Z=8), $P$ (Z=15). Giải thích.

Trả lời:

- Số hiệu nguyên tử $O$ là 8: Điện tích hạt nhân của nguyên tố là 8+, nguyên tử có 8 electron, 2 lớp electron, 6 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố này nằm ở chu kì 2 nhóm VI nên là phi kim. Tính phi kim của $O$ mạnh hơn nguyên tố đứng trước có số hiệu nguyên tử là 7 ($N$), yếu hơn nguyên tố đứng sau có số hiệu nguyên tử là 9 ($F$). ⇒ $N < O < F$

- Số hiệu nguyên tử P là 15: Điện tích hạt nhân của nguyên tố là 15+, nguyên tử có 15 electron, 3 lớp electron, 5 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố này nằm ở chu kì 3 nhóm V nên là phi kim. Trong cùng 1 nhóm tính phi kim của $P$ yếu hơn nguyên tố đứng trước có số hiệu nguyên tử là 7 ($N$)

=> Vậy các nguyên tố theo trật tự tính phi kim tăng dần: $P, N, O, F$

Bài 4. Cho biết tên 2 nhóm nguyên tố chứa các nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn.

Trả lời:

 2 nhóm nguyên tố chứa các nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn là: nhóm VI, VII

Bài 5. Kể tên ba nguyên tố có tính chất hóa học tương tự

a. Natri                                                b. Flo

Trả lời:

- Ba nguyên tố có tính chất hóa học tương tự natri là: kali, liti, rubidi.

- Ba nguyên tố có tính chất hóa học tương tự flo là: clo, brom, iot.

Bài 6. Kim loại liti thuộc nhóm I có tính chất hóa học tương tự natri, có khả năng phản ứng được với oxi, clo, nước. Em hãy viết PTHH minh họa cho tính chất hóa học của liti.

Trả lời:

$4Li + O_2 \to 2Li_2O$

$2Li + Cl_2 \to 2LiCl$

$2Li + 2H_2O \to 2LiOH + H_2$

D. Hoạt động vận dụng

Chọn một nguyên tố bất kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và tưởng tượng rằng bạn là nguyên tố đó. Viết một câu chuyện về bản thân bao gồm các nội dung sau:

  • Tên bạn
  • Biểu tượng/kí hiệu
  • Vị trí của bạn trong bảng tuần hoàn.
  • Tên nguyên tố hàng xóm của bạn.
  • Mối quan hệ của bạn với hàng xóm.
  • Các tính chất vật lí, hóa học lí thú của bạn.
  • Vai trò (ứng dụng) của bạn trong đời sống.
  • Bất kì sự kiện thú vị nào về bạn.

Trả lời:

- Nguyên tố Oxi

- Kí hiệu: $O$

- Trong bảng tuần hoàn nằm ở ô 8, chu kì 2, nhóm VI.

- Tính phi kim của $O$ mạnh hơn nguyên tố đứng trước là $N$, yếu hơn nguyên tố đứng sau là $F$.

- Độ hòa tan của Oxi trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, và ở $0^{o}C$ thì lượng hòa tan tăng gấp đôi so với ở $20^{o}C$ . Oxi ngưng tụ ở $90,20^{o}K$  ($−182.95^{o}C$), và đóng băng ở $54,36^{o}K$ ($−218.79^{o}C$)

- Tính chất hóa học là phi kim hoạt động mạnh 

- Oxi được sử dụng làm chất oxi hóa, chỉ có Flo có độ âm điện cao hơn nó. Ôxy lỏng được sử dụng làm chất ôxy hóa trong tên lửa đẩy. Ôxy là chất duy trì sự hô hấp, sự cháy, vì thế việc cung cấp bổ sung ôxy được thấy rộng rãi trong yt ế. Những người leo núi hoặc đi trên máy bay đôi khi cũng được cung cấp bổ sung ôxy. Ôxy được sử dụng trong công nghệ hàn cũng như trong sản xuất thép.

- Ôxy được phát hiện bởi dược sĩ người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele  năm 1772 bằng cách đun nóng oxit đồng và một hỗn hợp vài muối nitrat, Scheele gọi oxy là "khí cháy" vì nó là khí hỗ trợ sự cháy duy nhất được phát hiện lúc đó.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Em hãy tìm hiểu sự ra đời của bảng tuần hoàn hóa học và thân thế sự nghiệp của nhà bác học Nga D. I. Men - đê - lê - ép.

Trả lời:

   Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834-1907) - cha đẻ của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sinh tại thành phố Tobolsk (Siberia), là một nhà hóa học và nhà phát minh người Nga.

   Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện. Ông cũng là người phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn. Mendeleev cũng có những đóng góp quan trọng khác cho hoá học. Nhà hoá học và lịch sử khoa học Nga L.A. Tchugayev đã coi ông là "một nhà hoá học thiên tài, nhà vật lý hàng đầu, một nhà nghiên cứu nhiều thành quả trong các lĩnh vực thuỷ động lực học, khí tượng học, địa chất học, một số nhánh của công nghệ hoá học (ví dụ chất nổ, hoá dầu, và nhiên liệu) và những ngành khác gần với hoá học và vật lý, một chuyên gia tinh thông về công nghiệp hoá học và công nghiệp nói chung, và một nhà tư tưởng độc đáo trong lĩnh vực kinh tế." Mendeleev là một trong những người sáng lập, năm 1869, Viện Hoá học Nga. Ông đã làm việc về lý thuyết và thực hành chủ nghĩa bảo hộ thương mại và về nông nghiệp.

   Lịch sử: Vào trước năm 1869 người ta đã phát hiện được khá nhiều nguyên tố hóa học, thế nhưng người ta vẫn chưa biết giữa các nguyên tố liệu có mối quan hệ gì với nhau không. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu , tìm ra cách phân loại các nguyên tố nhưng chưa ai tìm được nguyên tắc phân loại đúng đắn nên quy luật thay đổi tính chất của các nguyên tố vẫn còn là một câu đố. Vào năm 1869, giáo sư trường đại học Peterbourg là Mendeleev (1834 - 1907) đã tiến hành nghiên cứu việc phân loại các nguyên tố. Cuối cùng Mendeleev đã phát hiện ra sự thay đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử (thời đó người ta gọi là nguyên tử lượng) của chúng. Vào năm 1869 Mendeleev chính thức công bố bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net