Giải KHTN 9 sách VNEN bài 30: Di truyền y học tư vấn

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 9 VNEN bài bài 30: Di truyền y học tư vấn. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Tại sao Luật hôn nhân và gia đình nước ta quy định những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau? Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?

Trả lời:

  • Kết hôn cận huyết làm tăng khả năng mắc bệnh và dị tật ở đời con. Vì vậy Luật hôn nhân và gia đình quy định những người có quan hệ huyết thống trong 3 đời không được kết hôn với nhau.
  • Những người phụ nữ trên 35 tuổi thì trứng tạo ra có thể bị đột biến cao nên nếu sinh con sẽ dễ mắc bệnh, tật di truyền
  • Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây bệnh, tật di truyền ở người. Do vậy ta cần đấu tranh chống ô nhiễm môi trường.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Di truyền y học tư vấn

1. Di truyền y học tư vấn là gì?

   Di truyền y học tư vấn là ngành phối hợp các phương pháp nhằm chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về mặt di truyền.

2. Tình huống

- Giả sử có 1 cặp trai gái định kết hôn, họ sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh.

* Hãy trả lời câu hỏi:

  • Thông tin cho cặp vợ chồng này biết biết đây là bệnh gì?
  • Bệnh do gen trội hay lặn quy định? tại sao?
  • Nếu họ lấy nhau sinh ra đứa con đầu lòng câm điếc bẩm sinh, em hãy khuyên họ như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

+ Bệnh câm điếc bẩm sinh là bệnh di truyền

+ Do gen lặn quy định vì bệnh k di truyền liên tục, số lượng người mắc phải rất ít

+ Nếu họ sinh con bị câm điếc bẩm sinh (có KG aa) thì cặp vợ chồng này đều mang gen gây bệnh (a)

=> Vợ chồng có KG Aa

=> Nếu cặp vợ chồng này sinh con tiếp theo thì xác suất sinh con mắc bệnh là 1/4.

II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình

1. Di truyền học với hôn nhân

* Dựa vào quy luật di truyền nào sẽ giải thích được:

  • Tại sao phải quy định "hôn nhân một vợ 1 chồng"?
  • Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi?

* Hãy nhớ lại các quy luật di truyền - biến dị để trả lời câu hỏi:

  • Tại sao kết hôn gần làm suy thoái giống nòi?
  • Những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ tư trở đi được phép kết hôn theo pháp luật?

Trả lời:

+ Dựa vào các quy luật di truyền để giải thích:

  • Quy luật phân li độc lập của Menđen
  • Cơ chế xác định giới tính

+ Trả lời câu hỏi:

  • Khi kết hôn gần sẽ làm tăng tỉ lệ KG đồng hợp lặn => làm tăng biểu hiện của các bệnh,tật di truyền do gen lặn quy định => làm suy giảm giống nòi
  • Với những người có huyết thống trên 4 đời đảm bảo việc cách li làm cho 2 người có KG khác nhau => hạn chế sự suy giảm giống nòi

2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình

+ Tại sao không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn?

+ Tại sao các lần sinh con không nên quá gần nhau?

+ Mỗi cặp vợ chồng vì sao chỉ nên có 1 đến 2 con?

Trả lời:

+ Khi sinh con quá sớm hoặc quá muộn thì giao tử tạo thành không hoàn thiện hoặc thoái hóa => con sinh ra dễ mắc bệnh di truyền

+ Các lần sinh con quá gần nhau thì sức khỏe của người mẹ có thể không đảm bảo để nuôi dưỡng thai nhi => thai nhi không khỏe mạnh hoặc phát triển không tốt

+ Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con thì sẽ tập trung để chăm sóc và nuôi dạy tốt hơn

III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường

Thảo luận các nội dung sau:

+ Nếu môi trường bị ô nhiễm bởi các chất phóng xạ sẽ dẫn đến hậu quả di truyền như thế nào?

+ Nếu môi trường bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại do hoạt động sống của con người sẽ dẫn đến hậu quả di truyền như thế nào?

Trả lời::

Các chất phóng xạ và các chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, 2 vũ khí hóa học và chống ô nhiễm môi trường.

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 30: Di truyền y học tư vấn

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Lập bản đồ khái niệm để làm rõ mối liên quan giữa các hiểu biết về di truyền, biến dị với Di truyền y học tư vấn và chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình của nước ta.

Trả lời:

Di truyền học là nền tảng cho Di truyền y học tư vấn, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình

Bài 2. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?

Trả lời:

+ Những người phụ nữ trên 35 tuổi thì trứng tạo ra có thể bị đột biến cao nên nếu sinh con sẽ dễ mắc bệnh, tật di truyền

+ Các chất phóng xạ và các chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, 2 vũ khí hóa học và chống ô nhiễm môi trường.

Bài 3. Đối với Y học, Di truyền học có vai trò:

A. Tìm hiểu nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị một phần cho một số bệnh, tật di truyền bẩm sinh ở người.

B. Giúp Y học tìm hiểu nguyên nhân chẩn đoán và dự phòng cho một số bệnh di truyền và một số các di tật bẩm sinh trên người.

C. Giúp Y học tìm hiểu nguyên nhân và chẩn đoán cho một số bệnh di truyền và một số bệnh tật bẩm sinh trên người.

D. Giúp Y học tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế của một số bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến.

Trả lời:

=> Chọn D

D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

độ tuổiNam giớiNữ giới

Sơ sinh

từ 1-5 tuổi

từ 5-14 tuổi

từ 18-35 tuổi

từ 35-45 tuổi

từ 45-55 tuổi

từ 55-80 tuổi

trên 80 tuổi

105

102

101

100

95

94

55

<40

100

100

100

100

100

100

100

100

 

Đọc thông tin trong bảng 30.2. Em hãy đề xuất lí do gây nên sự thay đổi tỉ lệ nam/nữ theo độ tuổi như trên.

Trả lời:

Sự thay đổi tỉ lệ nam/nữ theo đội tuổi là do không có tác động bên ngoài (chiến tranh, dịch bệnh,...) mà chỉ phụ thuộc vào khả năng chống chịu và thích nghi của các cá thể.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com