Giải KHTN 9 sách VNEN bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 9 VNEN bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát khối cơ thịt bò, thịt lơn và thịt gà (hình 21.1). Cho biết nhân xét của em về màu sắc của các khối cơ đó. Khi ăn, em có nhậ biết được sự khác nhau về mùi vị của thịt lợn, thịt bò, thịt gà không?

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Hãy cho biết sự thay đổi của lòng trắng trứng gà sau khi đun sôi (luộc) so với trước khi đun sôi. Theo em, tại sao có hiện tượng đó?

Hãy nhớ lại cơ chế quá trình tổng hợp ARN và cho biết, phân tử ARN được tổng hợp từ gen có trình tự Nu như thế nào so với trình tự trên 2 mạch của gen (đoạn ADN) tương ứng?

Trả lời:

+ Hình 21.1: các loại thịt có màu sắc khác nhau. Thịt bò có màu đỏ đậm nhất, thịt gà có màu nhạt nhất - gần như màu vàng nhạt. Mỗi loại có mùi vị khác nhau, khi ăn ta có thể nhận biết được.

+ Trước khi đun, lòng trắng trứng ở dạng lỏng và có màu trong hoặc vàng nhạt. Sau khi đun, lòng trắng trứng có dạng đặc và màu trắng. Theo em, do nhiệt độ nên các chất trong lòng trắng đã biến đổi.

+ ARN được tổng hợp từ gen có trình tự bổ sung so với mạch khuôn, và tương tự như mạch không phải khuôn (thay U bằng T).

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Cấu trúc của protein

- Hãy quan sát hình 21.2 và cho biết đơn vị cấu tạo của protein là gì? Các đơn vị đó liên kết với nhau bằng liên kết hóa học nào?

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

- Hình 21.3, hãy cho biết các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên protein là gì?

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

- Hãy giải thích vì sao protein thuộc loại đại phân tử sinh học, có khối lượng phân tử lớn.

- Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù.

- Hãy quan sát hình 21.4 và cho biết, các bậc cấu trúc protein là gì?

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Trả lời:

+ Hình 21.2: các đơn vị cấu tạo của protein là các axit amin. Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

+ Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên protein là C, H, O, N

+ Protein thuộc loại đại phân tử, có khối lượng lớn vì mỗi phân tử gồm hàng trăm nghìn đơn phân là các axit amin. Mỗi axit amin gồm NH2 - CH (R) - COOH.

+ Tính chất của protein trong cấu tạo là:

  • Tính đặc thù của protein thể hiện ở số lượng, trình tự và thành phần các axit amin trong chuỗi polipeptit.
  • Tính đa dạng, khi thay đổi số lượng, trình tự và thành phần các axit min trong chuỗi polipeptit sẽ tạo ra vô số các axit amin khác nhau.

+ Protein có 4 bậc cấu trúc không gian:

  • Bậc 1: là trình tự các aixt amin trong chuỗi polipeptit
  • Bậc 2: là dạng bậc 1 xoắn lò xo hoặc gấp khúc.
  • Bậc 3: là dạng bậc 2 cuộn lại thành búi đặc => tạo nên hoạt tính và chức năng cho protein
  • Bậc 4: sự ghép lại của 2 hay nhiều cấu trúc bậc 3.

II. Chức năng của protein

Hãy cho biết protein tham gia thực hiện các chức năng nào trong cơ thể.

Trả lời:

Protein tham gia thực hiện các chức năng trong cơ thể:

+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể

+ Dự trữ các axit amin

+ Vận chuyển các chất

+ Bảo vệ cơ thể

+ Thu nhận thông tin

+ Xúc tác cho các phản ứng sinh học

III. Tổng hợp protein

- Quan sát hình 20.4 và cho biết quá trình tổng hợp protein diễn ra ở đâu. Tại bào quan nào của tế bào?

- Nếu số lượng Nu trên mARN mang thông tin quy định sự tổng hợp chuỗi axit amin gồm 1500 Nu thì chuỗi polipeptit được tổng hợp có bao nhiêu axit amin?

- Em hãy rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa mARN và protein?

Trả lời:

  • Quá trình tổng hợp protein diễn ra ở tế bào chất nhờ bào quan riboxom.
  • Mỗi bộ 3 trên mARN quy định 1 axit amin (a.a) => số axit amin trong chuỗi polipeptit là 1500: 3 = 500 (a.a)

=> Kết luận: trình tự các axit amin trên phân tử protein được quy định bởi trình tự Nu trên phân tử mARN.

IV. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

- Hãy quan sát bảng 21 và hình 21.6, điền tên các quá trình được đánh số 1 và 2.

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

- Từ hình 21.6, hãy cho biết trình tự mARN được tổng hợp được quy định bởi trình tự nào? Tại sao?

- Trình tự axit amin của chuoix polipeptit được tổng hợp ở quá trình 2 được quy định bởi trình tự nào? Hãy giải thích.

- Quan sát hình 21.7, hãy cho biết vị trí xảy ra quá trình tổng hợp mARN và tổng hợp chuỗi aixt amin ở tế bào sinh vật nhân thực.

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

- Một số tính trạng ở sinh vật: có má lún - không có ám lún; mắt xanh - mắt nâu ở người; hạt trơn - hạt nhăn ở đậu Hà Lan do gen quy định thì các tính trạng này có di truyền được không?

Trả lời:

+ Hình 21.6: 

  • 1 là quá trình phiên mã, tổng hợp mARN
  • 2 là quá trình dịch mã, tổng hợp protein

+ mARN được quy định bởi trình tự Nu trên phân tử ADN. Vì mARN được tổng hợp dựa trên mạch khuôn là 1 mạch gốc của phân tử ADN.

+ Protein được quy định bởi trình tự Nu trên phân tử mARN. Vì protein được tổng hợp dựa trên mạch khuôn là phân tử mARN.

+ Hình 21.7, ở sinh vật nhân thực:

  • Quá trình tổng hợp mARN diễn ra ở nhân của tế bào
  • Quá trình tổng hợp protein diễn ra ở tế bào chất nhờ bào quan riboxom

+ Các tính trạng do gen quy định đều có khả năng di truyền.

C. Hoạt động luyện tập

* Hãy lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Bài 1. Tất cả các protein đều

A. là enzim.

B. gồm một hoặc nhiều chuỗi axit amin.

C. là các axit amin.

D. có cấu trúc bậc 4.

Trả lời:

=> Chọn B

Bài 2. Cấu trúc bậc 3 của một protein

A. Là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.

B. có dạng các chuỗi xoắn lò xo và dạng nếp gấp của một chuỗi aixt amin.

C. là dạng cuộn gập thành khối cầu theo không gian ba chiều của chuỗi axit amin.

D. là tương tác của một chuỗi axit amin này với một chuỗi axit amin khác.

Trả lời:

=> Chọn C

Bài 3. Cấu trúc bậc 4 của protein

A. gồm có 4 tiểu phần, do đó được gọi là cấu trúc bậc 4.

B. không có liên quan đến chức năng của protein.

C. luôn luôn được cấu thành từ các chuỗi axit amin khác nhau.

D. có cấu trúc phụ thuộc vào các tiểu phần là các chuỗi axit amin.

Trả lời:

=> Chọn D

Bài 4. Nguyên tắc nào trong quá trình tổng hợp ADN và tổng hợp chuỗi axit amin là yếu tố quyết định nhất đến mối liên hệ giữa gen và tính trạng?

Trả lời:

Nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp ADN và tổng hợp chuỗi axit amin là yếu tố quyết định nhất đến mối liên hệ giữa gen và tính trạng.

Bài 5. Một đoạn mARN có trình tự nucleotit như sau:

AUGGAXGAUXGUXAXGAGXAA

a. Viết trình tự các Nu của gen quy định đoạn mARN đó.

b. Tính số axit amin được tổng hợp từ đoạn ARN nêu trên.

Trả lời:

a. Gen

Mạch khuôn      TAXXTGXTAGXAGTGXTXGTT

Mạch bổ sung   ATGGAXGATXGTXAXGAGXAA

b. Mạch mARN trên có 21 Nu => có 21:3 = 7 axit amin trong chuỗi polipeptit do mạch mARN quy định

Bài 6. Cho trình tự đoạn gen (ADN) như sau:

Mạch 1: ATG XGA AXX GAA XGT AGT TXX

Mạch 2: TAX GXT TGG XTT GXA TXA AGG

a. Hãy viết trình tự Nu của ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen trên.

b. Hãy viết trình tự chuỗi axit amin được tổng hợp từ mARN đó.

Trả lời:

a. mARN : AUG XGA AXX GAA XGU AGU UGG

b. protein: Met - Arg - Thr - Glu - Arg - Ser- Trp

D. Hoạt động vận dụng

Bài 1. Một protein có cấu trúc bậc 1 gồm 250 axit amin. Hỏi có bao nhiêu liên kết peptit giữa các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein đó?

Trả lời:

- Liên kết peptit là liên kết giữa 2 aixt amin liền kề nhau.

=> Số liên kết peptit là: 250 -1 = 249

Bài 2. Có 20 axit amin khác nhau được tìm thấy trong các protein. Có bao nhiêu loại chuỗi chỉ có 3 loại axit amin liên kết với nhau? Có bao nhiêu loại chuỗi chỉ có 4 loại axit amin liên kết với nhau?

Trả lời:

  • Với 3 loại axit amin thì mỗi vị trí có 3 cách chọn => số chuỗi là 3^n (với n là số axit amin trong chuỗi)
  • Tương tự với chuỗi có 4 axit amin, có số chuỗi là: 4^n (với n là số axit amin trong chuỗi)

Bài 3. Hãy vẽ sơ đồ khái niệm để chỉ ra mối liên quan giữa các khái niệm sau: ADN, gen, tổng hợp ARN, mARN, tổng hợp protein, cặp NST tương đồng, cặp gen tương ứng, chuỗi axit amin, tính trạng.

Trả lời:

Cặp NST tương đồng $\to $ cặp gen tương ứng $\to $ ADN (gen) $\to $ (tổng hợp ARN) $\to $ mARN $\to $ (tổng hợp protein) $\to $ chuỗi axit amin $\to $ tính trạng

Bài 4. Tại sao các tính trạng ở sinh vật do gen quy định thì có thể di truyền được qua các thế hệ?

Trả lời:

Gen (ADN) nằm trong NST. Do đó, chúng được truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh như đã học ở bài trước.

=> Các tính trạng do gen quy định sẽ được di truyền qua các thế hệ

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Bài 1. Một chuỗi gồm 5 axit amin bị tách thành các phân đoạn nhỏ hơn và người ta đã xác định được trình tự của một số phân đoạn, bao gồm: his- gly - ser, ala - his và ala-ala (trong đó his, gly, ser và ala là 3 chữ cái đầu trong tên của mỗi axit amin tương ứng). Hãy xác định trình tự của chuỗi axit amin ban đầu.

Trả lời:

Trình tự của chuỗi axit amin ban đầu: ala - ala - his - gly - ser

Bài 2. Có ý kiến cho rằng, quá trình tổng hợp protein cũng tuân theo nguyên tắc bổ sung. Điều này là đúng hay sai? tại sao?

Trả lời:

Đúng.

* Vì: trong quá trình tổng hợp protein, khi các tARN vận chuyển axit amin đến thì bộ ba đối mã trên tARN sẽ liên kết bổ sung với bộ ba trên mARN để nhận biết tương thích phù hợp.

Bài 3. Dựa vào mối quan hệ: Gen - ARN - protein, Hãy phát biểu lại định nghĩa gen.

Trả lời:

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định trình tự một phân tử protein nhất định.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net