Giải KHTN 9 sách VNEN bài 6: Ôn tập hóa học vô cơ

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 9 VNEN bài 6: Ôn tập hóa học vô cơ. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

Bài 1. Viết PTHH của các phản ứng (nếu có) trong các các trường hợp sau:

a. $H_2 + Fe_2O_3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} $

b. $H_2 + Al_2O_3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} $

c. $Ca + H_2O \to $

d. $Mg + H_2O \to $

e. $K_2O + H_2O \to $

Trả lời:

a. $H_2 + Fe_2O_3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2Fe + 3H_2O $

b. $H_2 + Al_2O_3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} $ Không phản ứng

c. $Ca + H_2O \to Ca(OH)_2 + H_2$

d. $Mg + H_2O \to $ Không phản ứng

e. $K_2O + H_2O \to 2KOH$

Bài 2. 

a. Viết PTHH biểu diễn sự chuyển hóa sau đây:

$S \to (1)H_2S \to (2)Na_2S \to (3)PbS$

b. Viết PTHH của các phản ứng (nếu có) trong các trường hợp sau:

1) $CO + Fe_2O_3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} $

2) $CO + MgO \overset{t^{o}}{\rightarrow} $

3) $C + PbO \overset{t^{o}}{\rightarrow} $

4) $Cl_2 + H_2O \rightleftharpoons $

5) $Cl_2 + NaOH \to $

6) $Br_2 + NaI \to $

Trả lời:

a.

1) $S + H_2 \overset{t^{o}}{\rightarrow} H_2S$

2) $H_2S + 2NaOH \to Na_2S + 2H_2O$

3)  $Na_2S + Pb(NO_3)_2 \to PbS + 2NaNO_3$

b.

1) $CO + Fe_2O_3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2Fe + 3CO_2$

2) $CO + MgO \overset{t^{o}}{\rightarrow} $ Không phản ứng

3) $C + PbO \overset{t^{o}}{\rightarrow} CO + Pb$

4) $Cl_2 + H_2O \rightleftharpoons HCl + HClO$

5) $Cl_2 + NaOH \to H_2O + NaCl + NaClO$

6) $Br_2 + NaI \to I_2 + 2NaBr$

Bài 3. Viết PTHH (lấy ví dụ với các chất cụ thể) theo dãy chuyển hóa sau:

Giải KHTN 9 sách VNEN bài 6: Ôn tập hóa học vô cơ

Trả lời:

* Vế trái:

$4Na + O_2 \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2Na_2O$

$Na_2O + H_2O \to 2NaOH$

$Fe(OH)_2 \overset{t^{o}}{\rightarrow} FeO + H2_O$

$3CO + Fe_2O_3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} Fe + 3CO_2$

$2Al + 6HCl \to 2AlCl_3 + 3H_2$

$Fe + CuSO_4 \to FeSO_4 + Cu$

$CaO + CO_2 \to CaCO_3$

$CaCO_3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} CaO + CO_2$

$NaOH+HCl \to NaCl+H_2O$

* Vế phải:

$C + O_2 \overset{t^{o}}{\rightarrow} CO_2$ 

$H_2O + SO_3 \to H_2SO_4$

$Br_2 + 2NaI \to 2NaBr + I_2$

Oxit axit $\rightleftharpoons $ Muối , axit $\rightleftharpoons $ muối tương tự vế trái.

Bài 4. 

a. Em hãy cho biết vị trí của nguyên tố lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (ô nguyên tố, chu kì, nhóm).

b. Cho biết tính chất hóa học của lưu huỳnh và so sánh với tính chất hóa học của các nguyên tố: $O, P, Se$. Giải tích.

Trả lời:

a. Lưu huỳnh ($S$) có số hiệu nguyên tử là 16. nằm ở ô 16, chu kì 3, nhóm VI.

b. Tính chất hóa học của lưu huỳnh:

+ Tác dụng với hidro

+ Tác dungnj với phi kim 

+ Tác dụng với kim loại 

+ Tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh như: $H_2SO_4$ đặc nóng, $HNO_3$ đặc nóng

+ Tính chất hóa học của $S$ gần tương tự với các nguyên tố  $O, P, Se$. Vì chúng đều là phi kim, nguyên tố $O, Se$ là nguyên tố cùng nhóm với $S$, còn $P$ là nguyên tố liền trước nó nên chúng có TCHH gần tương tự nhau..

Bài 5. Ngâm một lá sắt trong 100 ml dung dịch $CuSO_4$. Sau khi kết thúc phản ứng, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô rồi đem cân, thấy khối lượng lá sắt tăng thêm 0,2 gam so với khối lượng lá sắt ban đầu (giả thiết toàn bộ lượng đồng bám trên lá săt). Xác định nồng độ mol của dung dịch $CuSO_4$ đã dùng.

Trả lời:

Gọi số mol Fe phản ứng là x (mol)

$Fe + CuSO_4 \to FeSO_4 + Cu$

x                                                 x

- Thấy 1 lượng sắt mất đi sẽ được bám bởi 1 lượng đồng. Vì khối lượng sắt tăng 0,2 g 

$\to $ x . (64 - 56) = 0,2 $\to $ x = 0,025 mol

$C_{McuSO_4}= \frac{n}{V} = \frac{0,025}{0,1} = 0,25M$

Bài 6. Hỗn hợp A ở dạng bột gồm $Al$ và $Fe$. Trộn đều hỗn hợp A rồi chia làm 2 phần bằng nhau.

Cho phần 1 tác dụng với $H_2SO_4$ loãng dư thu được 0,784 l khí $H_2$.

Cho phần 2 tác dụng với $NaOH$ dư  thu được 0,336 l khí $H_2$

(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí được đo ở đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A nói trên.

Trả lời:

- Xét phần 2: chỉ có Al tác dụng với NaOH 

$2Al + 2NaOH + 2H_2O \to 2NaAlO_2 + 3H_2$

  x                                                                 32x

$n_{H_2} = 0,015mol$ 

$\to $ $n_{Al} = 0,015 : 32 = 0,01$

- Xét phần 1: Vì 2 phần bằng nhau nên $n_{Al p_1} = n_{Al p2} = 0,01 mol$

$Fe + H_2SO_4 \to FeSO_4 + H_2$

y                                                       y

$2Al + 3H_2SO_4 \to Al_2(SO_4)_3 + 3H_2$

0,01                                                              0,015

$n_{H_2p_1} = 0,035mol$ = 0,015 + y 

$\to $ y = 0,02 (mol)

=> $n_{Al trong A} = 0,02 mol$  $\to $  $m_{Al}$ = 0,54 g

      $n_{Fe trong A} = 0,04 mol$ $\to $ $m_{Fe}$ = 2,24 g

=> $m_A$ = 2,78 g

Vậy  %$m_{Al}$ = $\frac{0,54}{2,78}$ . 100% = 19,42%

         %$m_{Fe}$ = 100% - 19,42% = 80,58%

Bài 7. Từ một tấn quặng hematit chứa 58% $Fe_2O_3$ có thể sản xuất được bao nhiêu tấn gang chứa 95,5% sắt. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%.

Trả lời:

- Có 1 tấn quặng chứa 580kg $Fe_2O_3$

 $3CO + Fe_2O_3 \overset{t^{o}}{\rightarrow}  2Fe + 3CO_2$

Tỉ lệ (Kg)                       160                              2.56

Lí thuyết                         580                              x

- Theo lí thuyết từ 1 tấn quặng hematit có thể sản suất được:

$m_{Fe lt}$ = $\frac{580.2.56}{160}$ = 406 (kg)

- Mà hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%: 

$m_{Fe tt}$ = 406 . 85% = 345,1 (Kg)

=> $m_{gang}$ = 345,1 : 95,5% = 361,36 (kg)

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com