Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 1: Phương trình bậc nhất một ẩn

Hướng dẫn giải bài 1: Phương trình bậc nhất một ẩn SBT toán 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Kiểm tra xem số nào là nghiệm của phương trình tương ứng sau đây.

a) 6,36 - 5,3x = 0 với x = -1,5; x = 1,2.

b) $-\frac{5}{9}x+1=\frac{2}{3}x-10$ với x = 6; x = 9.

c) 11 - 2x = x - 1 với x = -4; x = 4

d) 3x + 1 = 7x − 11 với x = -2; x = 3.

Hướng dẫn trả lời:

Thay giá trị của x vào phương trình tương ứng dễ thấy nghiệm là

a) x = 1,2.                   b) x = 9.                    c) x = 4.                  d) x = 3.

Bài tập 2: Tìm giá trị của t để mỗi phương trình có nghiệm tương ứng:

a) 3x + t = 0 có nghiệm x = -2;

b) 7x - t = 0 có nghiệm x = -1;

c) $\frac{1}{3}$x + t = 0 có nghiệm x = $\frac{1}{2}$.

Hướng dẫn trả lời:

a) Thay x = -2, ta được 3.(-2) + t = 0 => t = 6.

b) Thay x = -1, ta được 7.(-1) - t = 0 => t = -7.

c) Thay x = $\frac{1}{2}$, ta được $\frac{1}{3}$.$\frac{1}{2}$ + t = 0 => t = -$\frac{1}{6}$.

Bài tập 3: Cho hai phương trình ẩn x:

3(x - k) + k + 1 = 0                    (1)

5x = 4(2x - k)                             (2)

a) Xác định giá trị của k, biết phương trình (1) nhận x = 5 làm nghiệm.

b) Giải phương trình (2) với giá trị của k tìm được ở câu a.

Hướng dẫn trả lời:

 a) Do (1) nhận x = 5 làm nghiệm nên 3(5 - k) + k + 1 = 0 hay 15 - 3k + k + 1 = 0.

Từ đó tìm được k = 8.

b) Với k = 8 phương trình (2) trở thành 5x = 4(2x - 8) hay 5x = 8x - 32 hay 3x = 32. 

Từ đó, x = $\frac{32}{3}$.

Bài tập 4: Giải các phương trình:

a) 11x + 197 = 0;                b) $\frac{17}{4}$x - 5 = 0;               c) -3x - 1 = 3;

d) 11 - 6x = -x + 2;             e) 3,4(x + 2) - 2x = 5,5;                     f) 5x + 7 = 2(x - 1).

Hướng dẫn trả lời:

a) 11x + 197 = 0                           b) $\frac{17}{4}$x - 5 = 0            c) -3x - 1 = 3 

     x = $\frac{-197}{11}$.                x = 5 : $\frac{17}{4}$                 -3x = 4

                                                           x = $\frac{20}{17}$.                    x = $\frac{-4}{3}$.

d) 11 - 6x = -x + 2                        e) 3,4(x + 2) - 2x = 5,5                  f) 5x + 7 = 2(x - 1).

     -5x = -9                                       3,4x + 6,8 - 2x = 5,5                      5x + 7 = 2x - 2

     x = $\frac{9}{5}$.                     1,4x = -1,3                                      3x = -9

                                                         x = -1,3 : 1,4                                  x = -9 : 3

                                                         x = $\frac{-13}{14}$.                   x = -3.

Bài tập 5: Giải các phương trình:

a) $\frac{2x}{15}-\frac{15-2x}{10}=\frac{7}{6}$;

b) $\frac{x}{20}-\frac{x+10}{25}=2$;

c) $\frac{2x-37}{3}=-4x+5$;

d) $\frac{3(3x+1)+2}{2}-3=\frac{2(5x+1)}{3}-\frac{3x+1}{6}$.

Hướng dẫn trả lời:

a) $\frac{2x}{15}-\frac{15-2x}{10}=\frac{7}{6}$

⇔$\frac{4x}{30}-\frac{45-6x}{30}=\frac{35}{30}$

=> 4x - 45 + 6x = 35

⇔  10x = 80

⇔   x = 8.

b) $\frac{x}{20}-\frac{x+10}{25}=2$

⇔ $\frac{5x}{100}-\frac{4(x+10)}{100}=\frac{200}{100}$

=> 5x - 4(x + 10) = 200

⇔ x - 40 = 200

⇔ x = 240.

c) $\frac{2x-37}{3}=-4x+5$;

=> 2x - 37 = 3(-4x + 5).

⇔ 14x = 52

⇔ x = $\frac{26}{7}$.

d) $\frac{3(3x+1)+2}{2}-3=\frac{2(5x+1)}{3}-\frac{3x+1}{6}$.

⇔ $\frac{3.[3(3x+1)+2]}{6}-\frac{18}{6}=\frac{4(5x+1)}{6}-\frac{3x+1}{6}$

=> 9(3x + 1) + 6 - 18 = 4(5x + 1) - 3x - 1

⇔ 10x = 6

⇔ x = 0,6.

Bài tập 6: Cho hai phương trình:

3(x - 1) = 2x                 (1)

|x - 1| = 2                      (2)

a) Chứng tỏ hai phương trình có nghiệm chung x = 3.

b) Chứng tỏ x = -1 là nghiệm của phương trình (2) nhưng không là nghiệm của phương trình (1).

Hướng dẫn trả lời:

a) Thay x = 3 vào các phương trình (1) và (2) thấy thỏa mãn nên x = 3 là nghiệm chung của hai phương trình.

b) Thay x = - 1 vào phương trình (2) thấy thỏa mãn nên x = - 1 là nghiệm của phương trình (2). 

Khi x = -1, vế trái của (1) bằng -6 khác vế phải của (1) bằng -2 nên x = -1 không là nghiệm của phương trình (1).

Bài tập 7: Cho $A=\frac{3x-1}{4};B=\frac{7-4x}{5}$. Tìm giá trị của x để:

a) A = B;                                                      b) A - B = 2.

Hướng dẫn trả lời:

a) A = B

⇔ $\frac{3x-1}{4}=\frac{7-4x}{5}$

⇔ $\frac{5(3x-1)}{20}=\frac{4.(7-4x)}{20}$

=> 5(3x - 1) = 4(7 - 4x)

⇔ 15x - 5 = 28 - 16x

⇔ 31x = 33

⇔ x = $\frac{33}{31}$.

b) A - B = 2

⇔ $\frac{3x-1}{4}-\frac{7-4x}{5}=2$

⇔ $\frac{5(3x-1)}{20}-\frac{4.(7-4x)}{20}=\frac{40}{20}$

=> 5(3x - 1) - 4(7 - 4x) = 40

⇔ 15x - 5 - 28 + 16x = 40

⇔ 31x = 73.

⇔ $x=\frac{73}{31}=2\frac{11}{31}$

Bài tập 8: Người ta dùng một đoạn dây thép và uốn nó thành hai hình vuông ABCD, MNPQ như Hình 2. Độ dài cạnh hình vuông MNPQ là x (cm). Độ dài cạnh hình vuông ABCD hơn ba lần độ dài cạnh hình vuông MNPQ là 3 cm. Sau khi uốn xong còn thừa đoạn dây thép ME dài 2 cm. Tìm x, biết độ dài đoạn dây thép đã dùng là 62 cm.

Hướng dẫn trả lời:

Theo đề bài ta có: 

- Độ dài cạnh hình vuông MNPQ là x cm; 

- Độ dài cạnh hình vuông ABCD là (3x + 3) cm. 

Độ dài đoạn dây thép đã dùng là 62 cm.

Từ đó ta có phương trình: 4x + 4.(3x + 3) + 2 = 62. 

                                    ⇔  4x + 12x +12 + 2 = 62

                                    ⇔  16x = 48

                                    ⇔  x = 3.

 

Vậy x = 3 cm.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập toán 8 cánh diều, Giải SBT toán 8 CD bài 1, Giải sách bài tập toán 8 CD bài 1: Phương trình bậc nhất một ẩn

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 8 tập 2 cánh diều

CHƯƠNG VI. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG VIII. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG. HÌNH ĐỒNG DẠNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com