Giải chi tiết Toán 8 cánh diều mới bài 1: Phương trình bậc nhất một ẩn

Giải bài 1: Phương trình bậc nhất một ẩn sách Toán 8 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Giả sử mỗi hộp màu tím đặt trên đĩa cân ở Hình 1 đều có khối lượng là x (kg), còn mỗi hộp màu vàng đều có khối lượng là 1 (kg). Gọi A(x), B(x) lần lượt là các biểu thức biểu thị (theo x) tổng khối lượng của các hộp xếp ở đĩa cân bên trái, đía cân bên phải. Do cân thăng bằng nên ta có hệ thức: A(x) = B(x).

Câu hỏi: Hệ thức A(x) = B(x) gợi nên khái niệm nào trong toán học?

Giải mở đầu trang 39 sgk Toán 8 tập 2 CD

Hướng dẫn trả lời:

Hệ thức A(x) = B(x) gợi nên khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn trong toán học.

I. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN

II. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

1. Định nghĩa

Luyện tập 1: Nêu hai ví dụ về phương trình bậc nhất ẩn x.

Hướng dẫn trả lời:

Vi dụ 1: 15 - 9x = 0.

Ví dụ 2: $3+\frac{1}{8}x=0$

Luyện tập 2: Kiểm tra xem x = -3 có là nghiệm của phương trình bậc nhất 5x + 15 = 0 hay không.

Hướng dẫn trả lời:

Thay x = -3 vào phương trình, ta có: 5.(-3) + 15 = 0.

Vậy x = -3 là nghiệm của phương trình 5x + 15 = 0.

2. Cách giải

Luyện tập 3: Giải các phương trình:

a) -6x - 15 = 0;

b) $-\frac{9}{2}+21=0$

Hướng dẫn trả lời:

a) -6x - 15 = 0

-6x = 15

x = 15 : (-6)

$x=-\frac{15}{6}$

b) $-\frac{9}{2}x+21=0$

$-\frac{9}{2}x=-21$

$x=-21:(-\frac{9}{2})$

$x=\frac{14}{3}$

Luyện tập 4: Giải phương trình: 2(x - 0,7) - 1,6 = 1,5 - (x + 1,2).

Hướng dẫn trả lời:

2(x - 0,7) - 1,6 = 1,5 - (x + 1,2)

2x - 1,4 - 1,6 = 1,5 - x - 1,2

2x - 3 = 0,3 - x

2x + x = 0,3 + 3

3x = 3,3

x = 1,1.

III. BÀI TẬP

Bài 1: Kiểm tra xem số nào là nghiệm của phương trình tương ứng sau đây.

a) 3x + 9 = 0 với x = 3; x = -3.

b) 2 - 2x = 3x + 1 với $x=-\frac{1}{5};x=\frac{1}{5}$

Hướng dẫn trả lời:

a) Thay x = 3 vào phương trình, ta có: 3.3 + 9 = 18  0. 

Thay x = -3 vào phương trình, ta có: 3.(-3) + 9 = 0.

Vậy x = 3 không là nghiệm của phương trình, x = -3 là nghiệm của phương trình.

b) Thay $x=-\frac{1}{5}$ vào phương trình, ta có: $2-2.(-\frac{1}{5}) \neq 3.(-\frac{1}{5})+1$

Thay $x=-\frac{1}{5}$ vào phương trình, ta có: $2-2.(\frac{1}{5})=3.(\frac{1}{5})+1$

Vậy $x=-\frac{1}{5}$ không là nghiệm của phương trình, $x=-\frac{1}{5}$ là nghiệm của phương trình.

Bài 2: Tìm chỗ sai trong mỗi lời giải sau và giải lại cho đúng:

a) 5 - (x + 8) = 3x + 3(x - 9)

5 - x + 8 = 3x + 3x - 27

13 - x = 6x - 27

-x - 6x = -27 + 13

-7x = -14

x = (-14) : (-7)

x = 2.

Vậy phương trình có nghiệm x = 2.

b) 3x - 18 + x = 12 - (5x + 3)

4x - 18 = 12 - 5x - 3

4x + 5x = 9 - 18

9x = -9

x = (-9) : 9

x = -1.  

Vậy phương trình có nghiệm x = -1.

Hướng dẫn trả lời:

a) Bài toán giải sai ở bước thứ hai: -(x + 8) bỏ ngoặc ra thì phải là - x - 8, chứ không phải là - x + 8; và ở bước thứ tư: 13 chuyển vế thì phải đổi dấu thành - 13, chứ không phải là + 13. 

Giải lại:

5 - (x + 8) = 3x + 3(x - 9)

5 - x - 8 = 3x + 3x - 27

-3 - x = 6x - 27 

-x - 6x = -27 + 3

-7x = -24

x = 247.

Vậy phương trình có nghiệm x = 247.

b) Bài toán giải sai ở bước thứ ba: -18 chuyển vế thì phải đổi dấu thành 18, chứ không phải là - 18.

Giải lại:

3x - 18 + x = 12 - (5x + 3)

4x - 18 = 12 - 5x - 3

4x + 5x = 9 + 18

9x = 27

x = 3.

Vậy phương trình có nghiệm x = 3. 

Bài 3: Giải các phương trình:

a) 6x + 4 = 0;

b) -14x - 28 = 0;

c) $\frac{1}{3}x-5=0$

d) 3y - 1 = -y + 19;

e) -2(z + 3) - 5 = z + 4;

g) 3(t - 10) = 7(t - 10). 

Hướng dẫn trả lời:

a) 6x + 4 = 0

6x = -4

x = -4 : 6

$x=-\frac{2}{3}$

Vậy phương trình có nghiệm $-\frac{2}{3}$

b) -14x - 28 = 0

-14x = 28

x =  28 : (-14)

x = -2.

Vậy phương trình có nghiệm x = -2.

c) $\frac{1}{3}x-5=0$

13x = 5

x = 5 : 13

x = 15

Vậy phương trình có nghiệm x = 15.

d) 3y - 1 = -y + 19

3y + y = 19 + 1

4y = 20

y = 5

Vậy phương trình có nghiệm y = 5.

e) -2(z + 3) - 5 = z + 4

-2z - 6 - 5 = z + 4

-2z - 11 = z + 4

-2z - z = 4 + 11

-3z = 15

z = 15 : (-3)

z = -5

Vậy phương trình có nghiệm z = -5.

g) 3(t - 10) = 7(t - 10)

3t - 30 = 7t - 70

3t - 7t = -70 + 30

-4t = -40

t = -40 : (-4)

t = 10

Vậy phương trình có nghiệm t = 10.

Bài 4: Giải các phương trình:

a) $\frac{5x-2}{3}=\frac{5-3x}{2}$

b) $\frac{10x+3}{12}=1+\frac{6+8x}{9}$

c) $\frac{7x-1}{6}+2x=\frac{16-x}{5}$

Hướng dẫn trả lời:

a) $\frac{5x-2}{3}=\frac{5-3x}{2}$

2(5x - 2) = 3(5 - 3x)

10x - 4 = 15 - 9x

10x + 9x = 15 + 4

19x = 19

x = 19 : 19

x = 1

Vậy phương trình có nghiệm x = 1.

b) $\frac{10x+3}{12}=1+\frac{6+8x}{9}$

$\frac{10x+3}{12}=\frac{9+6+8x}{9}$

$\frac{10x+3}{12}=1+\frac{15+8x}{9}$

9(10x + 3) = 12(15 + 8x)

90x + 27 = 180 + 96x

90x - 96x = 180 - 27

-6x = 153

x = 153 : (-6)

$x=\frac{-51}{2}$

Vậy phương trình có nghiệm $x=\frac{-51}{2}$

c) $\frac{7x-1}{6}+2x=\frac{16-x}{5}$

$\frac{7x-1+12x}{6}=\frac{16-x}{5}$

$\frac{19x-1}{6}=\frac{16-x}{5}$

5(19x -1) = 6(16 - x)

95x - 5 = 96 - 6x

95x + 6x = 96 + 5

101x = 101

x = 101 : 101

x = 1

Vậy phương trình có nghiệm x = 1.

Bài 5: Tìm x, biết tứ giác ABCD ở Hình 2 là hình vuông.

Giải bài tập 5 trang 44 sgk Toán 8 tập 2 CD

Hướng dẫn trả lời:

Tứ giác ABCD là hình vuông nên suy ra: 2x + 8 = 4x - 2.

Ta có: 2x + 8 = 4x - 2

2x - 4x = -2 - 8

-2x = -10

x = -10 : (-2)

x = 5

Vậy x = 5. 

Bài 6: Hình tam giác và hình chữ nhật ở Hình 3 có cùng chu vi. Viết phương trình biểu thị sự bằng nhau của chu vi hình tam giác, hình chữ nhật đó và tìm x.

Giải bài tập 6 trang 44 sgk Toán 8 tập 2 CD

Hướng dẫn trả lời:

Chu vi hình tam giác là: x + 4 + x + 2 + x + 5 = 3x + 11

Chu vi hình chữ nhật là: 2(x + 3 + x + 1) = 2(2x + 4)

Vì chu vi hình tam giác bằng chu vi hình chữ nhật nên ta có phương trình:

3x + 11 = 2(2x + 4)

3x + 11 = 4x + 8

3x - 4x = 8 - 11

-x = -3

x = 3

Vậy x = 3. 

Bài 7: Trong phòng thí nghiệm, chị Loan sử dụng cân Roberval để cân: bên đĩa thứ nhất đặt một quả cân nặng 500 g; bên đĩa thứ hai đặt hai vật cùng cân nặng x (g) và ba quả cân nhỏ, mỗi quả cân đó nặng 50 g. Chị Loan thấy cân thăng bằng. Viết phương trình ẩn x biểu thị sự thăng bằng của cân khi đó.

Hướng dẫn trả lời:

Ta có phương trình: 500 = 2x + 150.

Bài 8: Hình 4 mô tả một đài phun nước. Tốc độ ban đầu của nước là 48 ft/s (ft là một đơn vị đo độ dài với 1 ft = 0,3048 m). Tốc độ v (ft/s) của nước tại thời điểm t (s) được cho bởi công thức: v = 48 - 32t. Tìm thời gian để nước đi từ mặt đài phun nước đến khi đạt được độ cao tối đa.

Giải bài tập 8 trang 44 sgk Toán 8 tập 2 CD

Hướng dẫn trả lời:

Khi nước đạt độ cao tối đa thì v = 0 ft/s.

Ta có phương trình:

48 - 32t = 0

-32t = -48

t = -48 : (-32)

$t=-\frac{3}{2}=1,5$

Vậy thời gian cần để nước đi từ mặt đài phun nước đến khi đạt được độ cao tối đa là 1,5 (s).

Tìm kiếm google: Giải toán 8 cánh diều bài 1, giải Toán 8 sách cánh diều bài 1, Giải bài 1 Phương trình bậc nhất một ẩn

Xem thêm các môn học

Giải toán 8 tập 2 Cánh diều mới

CHƯƠNG VI. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG VIII. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG. HÌNH ĐỒNG DẠNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com