1. Phần chuẩn bị
Hoạt động 2: Mỗi nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Lựa chọn vật thể (chẳng hạn: cột cờ, cây, tòa nhà, ...) để đo chiều cao khi không thể đo trực tiếp.
b) Xây dựng cách thức đo chiều cao của những vật thể đó.
c) Phân công trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm.
Hướng dẫn trả lời:
a) Chọn cột cờ ở sân trường.
b) - Cắm cọc DK cố định, vuông góc với mặt đất.
- Điều chỉnh cọc EF (cao hơn cọc DK) sao cho hai đầu cọc K, F và điểm B (đỉnh cột cờ) thẳng hàng.
- Đo các khoảng cách DE, EA; đo độ dài hai cọc DK, EF.
- Tính tỉ số $\frac{DE}{EA}=k$. Áp dụng công thức (2), ta có: $AB=\frac{k+1}{k}EF-\frac{1}{k}KD$
c) - Căng dây từ chân cột cờ (điểm A) đến chân cọc D: 1 học sinh
- Đo chiều cao cọc DK: 1 học sinh
- Đo chiều cao cọc EF: 1 học sinh
- Đo khoảng cách DE: 1 học sinh
- Đo khoảng cách EA: 1 học sinh
2. Phần thực hiện
Hoạt động 3: Mỗi nhóm học sinh thực hành đo chiều cao khi không thể đo trực tiếp. Cụ thể là:
- Lựa chọn một vật cần đo chiều cao trong thực tế mà không thể đo trực tiếp được.
- Tiến hành xác định chiều cao đó.
- Báo cáo kết quả của nhóm theo mẫu sau:
Độ dài các đoạn thẳng đo được | Chiều cao cần tính |
? | ? |
Hướng dẫn trả lời:
- Chọn cột cờ ở sân trường.
- Tiến hành xác định chiều cao cột cờ:
+ Cắm cọc DK cố định, vuông góc với mặt đất.
+ Điều chỉnh cọc EF (cao hơn cọc DK) sao cho hai đầu cọc K, F và điểm B (đỉnh cột cờ) thẳng hàng.
+ Các khoảng cách: DE = 1,5 m, EA = 9 m; đo độ dài hai cọc DK = 2,5 m, EF = 3 m.
+ Tỉ số DEEA=1,59=16. Áp dụng công thức (2), ta có: AB = 16+116.3−1162,5 = 6 m.
- Báo cáo kết quả:
Độ dài các đoạn thẳng đo được | Chiều cao cần tính |
DE = 1,5 m EA = 9 m DK = 2,5 m EF = 3 m | AB = 6 m |