Giải chi tiết Toán 8 cánh diều mới bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Giải bài 5 Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản sách Toán 8 tập 2 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài.

MỞ ĐẦU

Sau khi tung một đồng xu 15 lần liên tiếp, bạn Thảo kiểm đếm được mặt N xuất hiện 8 lần.

Câu hỏi:

- Xác suất thực nghiệm của biến cố ngẫu nhiên "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N" là bao nhiêu?

- Xác suất thực nghiệm đó có mối liên hệ gì với xác suất của biến cố ngẫu nhiên trên?

Giải mở đầu trang 31 sgk Toán 8 tập 2 CD

Hướng dẫn trả lời:

- Xác suất thực nghiệm của biến cố ngẫu nhiên "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N" là: $\frac{8}{15}$

- Khi số lần tung đồng xu càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N" ngày càng gần với xác suất của biến cố ngẫu nhiên đó (xác suất của biến cố ngẫu nhiên bằng 0,5).

I. XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ TRONG TRÒ CHƠI TUNG ĐỒNG XU

1. Khái niệm 

Hoạt động 1: Sau khi tung một đồng xu 20 lần liên tiếp, bạn Thảo kiểm đếm được mặt N xuất hiện 11 lần. Viết tỉ số của số lần xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu.

Hướng dẫn trả lời:

Tỉ số của số lần xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu là: $\frac{11}{20}$

Luyện tập 1: Nếu tung một đồng xu 40 lần liên tiếp, có 19 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S" bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn trả lời:

Khi tung đồng xu 40 lần liên tiếp, do mặt N xuất hiện 19 lần nên mặt S xuất hiện 21 lần. Vì vậy, xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S" là $\frac{21}{40}$

II. XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ TRONG TRÒ CHƠI GIEO XÚC XẮC

1. Khái niệm 

Hoạt động 3: Sau khi gieo ngẫu nhiên xúc xắc 20 lần liên tiếp, bạn Vinh kiểm đếm được mặt 1 chấm xuất hiện 3 lần. Viết tỉ số của số lần xuất hiện mặt 1 chấm và tổng số lần gieo xúc xắc.

Hướng dẫn trả lời:

Tỉ số của số lần xuất hiện mặt 1 chấm và tổng số lần gieo xúc xắc là $\frac{3}{20}$

Luyện tập 2: Gieo xúc xắc 30 lần liên tiếp, có 4 lần xuất hiện mặt 2 chấm. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 2 chấm". 

Hướng dẫn trả lời:

Xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 2 chấm" là $\frac{4}{30}$

III. XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ TRONG TRÒ CHƠI CHỌN NGẪU NHIÊN MỘT ĐỐI TƯỢNG TỪ MỘT NHÓM ĐỐI TƯỢNG 

1. Khái niệm 

Hoạt động 4: Một hộp có 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu đỏ và 1 quả bóng màu vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Châu lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Sau 20 lần lấy bóng liên tiếp, bạn Châu kiểm đếm được quả bóng màu xanh xuất hiện 7 lần. Viết tỉ số của số lần xuất hiện quả bóng màu xanh và tổng số lần lấy bóng.

Hướng dẫn trả lời:

Tỉ số của số lần xuất hiện quả bóng màu xanh và tổng số lần lấy bóng là: $\frac{7}{20}$

Luyện tập 3: Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số nguyên dương không vượt quá 10, hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp. Sau 40 lần lấy thẻ liên tiếp, thẻ ghi số 1 được lấy ra 3 lần. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ lấy ra ghi số 1" trong trò chơi trên. 

Hướng dẫn trả lời:

Xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ lấy ra ghi số 1" trong trò chơi trên là: $\frac{3}{40}$

IV. BÀI TẬP

Bài 1: Tính xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S" trong mỗi trường hợp sau:

a) Tung một đồng xu 50 lần liên tiếp, có 27 lần xuất hiện mặt S;

b) Tung một đồng xu 45 lần liên tiếp, có 24 lần xuất hiện mặt N.

Hướng dẫn trả lời:

a) Xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S" là: $\frac{27}{50}$

b) Khi tung đồng xu 45 lần liên tiếp, do mặt N xuất hiện 24 lần nên mặt S xuất hiện 21 lần. Do đó, xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S" là: $\frac{21}{50}$

Bài 2: Gieo một xúc xắc 30 lần liên tiếp, ghi lại mặt xuất hiện của xúc xắc sau mỗi lần gieo. Tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:

a) "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 3 chấm".

b) "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm"

Hướng dẫn trả lời:

a) Do xác suất của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 3 chấm" là $\frac{1}{6}$ nên khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 3 chấm" ngày càng gần với $\frac{1}{6}$

b) Do xác suất của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm" là $\frac{1}{6}$ nên khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm" ngày càng gần với $\frac{1}{6}$

Bài 3: Trong một trò chơi gieo xúc xắc, khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn" ngày càng gần với số thực nào?

Hướng dẫn trả lời:

Các kết quả thuận lợi cho biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn" là 2, 4, 6. Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là $\frac{3}{6}=\frac{1}{2}$

Vậy khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn" ngày càng gần với $\frac{1}{2}$

Bài 4: Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số nguyên dương không vượt quá 10, hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp.

a) Sau 30 lần rút thẻ liên tiếp, tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:

- "Thẻ rút ra ghi số 1";

- "Thẻ rút ra ghi số 5";

- "Thẻ rút ra ghi số 10".

b) Nêu mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3" với xác suất thực nghiệm của biến cố đó khi số lần rút thẻ ngày càng lớn.

Hướng dẫn trả lời:

a) - Do xác suất của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 1" là $\frac{1}{10}$ nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 1 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 1" ngày càng gần với $\frac{1}{10}$

- Do xác suất của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 5" là $\frac{1}{10}$ nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 5 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 1" ngày càng gần với $\frac{1}{10}$.

- Do xác suất của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 10" là $\frac{1}{10}$ nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 10 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 1" ngày càng gần với $\frac{1}{10}$

b) Các kết quả thuận lợi với biến cố "Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3" là 3; 6; 9. Có 3 kết quả thuận lợi với biến cố đó. Do đó, xác suất của biến cố "Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3" là $\frac{3}{10}$ nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 1 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3" ngày càng gần với $\frac{3}{10}$ 

Tìm kiếm google: Giải toán 8 cánh diều bài 5, giải Toán 8 sách cánh diều bài 5, Giải bài 5 Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Xem thêm các môn học

Giải toán 8 tập 2 Cánh diều mới

CHƯƠNG VI. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG VIII. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG. HÌNH ĐỒNG DẠNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com