Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 4: Tính chất đường phân giác của tam giác

Hướng dẫn giải bài 4: Tính chất đường phân giác của tam giác SBT toán 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 21: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 8 cm, AC= 6 cm, có hai đường phân giác AD, BE cắt nhau tại O. Tính:

a) Độ dài các đoạn thẳng AE, EC;

b) Khoảng cách từ O đến đường thẳng AC;

c) Độ dài đường phân giác AD (theo đơn vị centimét và làm tròn kết quả đến hàng phần mười);

d) Diện tích tam giác DOE.

Hướng dẫn trả lời:

a) Tam giác vuông ABC vuông tại A nên theo định lí Pythagore, ta có: BC$^{2}$ = AC$^{2}$ + AB$^{2}$ = 100, suy ra BC = 10 (cm).

Vì BE là phân giác nên: $\frac{AE}{EC}=\frac{AB}{BC}=\frac{8}{10}=\frac{4}{5}$

Suy ra $\frac{AE}{4}=\frac{EC}{5}=\frac{AE+EC}{4+5}=\frac{6}{9}=\frac{2}{3}$.

Vậy AE = $\frac{8}{3}$ cm; EC = $\frac{10}{3}$ cm.

b) Kẻ OH vuông góc với AC tại H, OH ⊥ AC, BA ⊥ AC nên OH // AB.

=> $\frac{OH}{AB}=\frac{OE}{EB}$ (1).

Tam giác AEB có AO là phân giác nên $\frac{EO}{OB}=\frac{AE}{AB}=\frac{1}{3}$.

=> $\frac{EO}{EB}=\frac{1}{4}$ (2).

Từ (1) và (2) ta có $\frac{OH}{AB}=\frac{1}{4}$ => OH = 2 cm.

c) Kẻ DK ⊥ AC, DI ⊥ AB. Khi đó, tứ giác AKDI có ba góc vuông và đường chéo AD là đường phân giác của góc KAI nên tứ giác AKDI là hình vuông. Suy ra DK = DI. 

Ta có $S_{\Delta ABC}=S_{\Delta ADC}+S_{\Delta ADB}$ nên $\frac{AC.AB}{2}=\frac{AC.DK}{2}+\frac{AB.DI}{2}$ 

hay AC.AB = AC.DK + AB.DI = (AB + AC).DK (do DK = DI).

Từ đó, ta có DK = $\frac{AB.AC}{AB+AC}=\frac{8.6}{8+6}=\frac{24}{7}$.

Tứ giác AKDI là hình vuông nên AD = DK$\sqrt{2}$ = $\frac{24\sqrt{2}}{7}$ ≈ 4,8 (cm).

d) Ta có: $S_{\Delta BAC}=\frac{1}{2}$.6.8 = 24 (cm$^{2}$).

=> $\frac{S_{\Delta BCE}}{S_{\Delta BAC}}=\frac{EC}{AC}=\frac{10}{3}:6=\frac{5}{9}$.

Do đó $S_{\Delta BCE}=\frac{5}{9}.24=\frac{40}{3}$ (cm$^{2}$).

Tương tự: $\frac{S_{\Delta DBE}}{S_{\Delta BEC}}=\frac{DB}{BC}=\frac{4}{7}$.

=> $S_{\Delta DBE}=\frac{4}{7}.\frac{40}{3}=\frac{160}{21}$ (cm$^{2}$).

Mà $\frac{S_{\Delta DOE}}{S_{\Delta DBE}}=\frac{OE}{BE}=\frac{1}{4}$.

=> $S_{\Delta DOE}=\frac{1}{4}.\frac{160}{21}=\frac{40}{21}$ (cm$^{2}$).

Bài tập 22: Cho tam giác ABC có chu vi bằng 74 cm. Đường phân giác của góc A chia cạnh BC thành hai đoạn BD và DC tỉ lệ với 2 và 3, đường phân giác của góc C chia cạnh AB thành hai đoạn EB và EA tỉ lệ với 4 và 5. Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC.

Hướng dẫn trả lời:

Ta có: 

$\frac{AB}{AC}=\frac{BD}{DC}=\frac{2}{3}$ => $\frac{AB}{2}=\frac{AC}{3}$ (1).

$\frac{BC}{AC}=\frac{EB}{EA}=\frac{4}{5}$ => $\frac{BC}{4}=\frac{AC}{5}$ (2).

Từ (1) và (2) suy ra: $\frac{AB}{10}=\frac{BC}{12}=\frac{AC}{15}=\frac{AB+BC+AC}{10+12+15}=\frac{74}{37}$ = 2.

Vậy: AB = 20 cm, BC = 24 cm, AC = 30 cm.

Bài tập 23: Cho hình bình hành ABCD. Đường phân giác của góc A cắt BD tại E, đường phân giác của góc B cắt AC tại F. Chứng minh:

a) $\frac{BE}{ED}=\frac{AF}{FC}$;                       b) EF // AB.

Hướng dẫn trả lời:

a) Tam giác ABD có AE là đường phân giác của góc A nên $\frac{BE}{ED}=\frac{AB}{AD}$ (1).

Tam giác ABC có BF là đường phân giác của góc B nên $\frac{AF}{FC}=\frac{AB}{BC}$ (2).

Vì AD = BC nên từ (1) và (2) suy ra $\frac{BE}{ED}=\frac{AF}{FC}$.

b) Ta có: $\frac{BE}{ED}=\frac{AF}{FC}$ => $\frac{BE+ED}{ED}=\frac{AF+FC}{FC}$

hay $\frac{BD}{ED}=\frac{AC}{FC}$ hay $\frac{2OD}{ED}=\frac{2OC}{FC}$ => $\frac{OD}{ED}=\frac{OC}{FC}$

Do đó EF // CD hay EF // AB.

Bài tập 24: Cho tam giác ABC có đường phân giác AD và AB = 6 cm, AC = 9 cm. Đường trung trực của đoạn AD cắt cạnh AC tại E. Tính độ dài của đoạn thẳng DE.

Hướng dẫn trả lời:

Đường trung trực của đoạn AD cắt AC tại E nên tam giác AED cân tại E. Do đó $\widehat{EDA}=\widehat{EAD}$. 

Mà $\widehat{EAD}=\widehat{DAB}$ (AD là đường phân giác của tam giác ABC) => $\widehat{EDA}=\widehat{DAB}$.

Lại có hai góc $\widehat{EDA},\widehat{DAB}$ ở vị trí so le trong nên DE // AB.  Do đó: $\frac{ED}{AB}=\frac{DC}{BC}$

Mặt khác do $\frac{DC}{DB}=\frac{AC}{AB}=\frac{9}{6}=\frac{3}{2}$ nên $\frac{DC}{DC+DB}=\frac{3}{3+2}=\frac{3}{5}$ 

=> $\frac{DC}{BC}=\frac{3}{5}$

=> $\frac{ED}{AB}=\frac{DC}{BC}=\frac{3}{5}$.

Vậy ED = $\frac{3}{5}$.AB = $\frac{3}{5}$.6 = 3,6 (cm).

Bài tập 25: Một người đứng ở vị trí M trên cây cầu bắc qua con kênh quan sát ba điểm thẳng hàng A, B, D lần lượt là chân hai cột đèn trồng ở bờ kênh và chân cầu (Hình 26). Người đó nhận thấy góc nhìn đến hai điểm A, D thì bằng góc nhìn đến hai điểm B, D, tức là $\widehat{AMD}=\widehat{BMD}$. Người đó muốn ước lượng tỉ số khoảng cách từ vị trí M đang đứng đến điểm A và đến điểm B mà không cần phải đo trực tiếp hai khoảng cách đó. Hỏi có thể ước lượng tỉ số đó được hay không?

Hướng dẫn trả lời:

Từ giả thiết ta có $\widehat{AMD}=\widehat{BMD}$, suy ra MD là phân giác của góc AMB. Do đó $\frac{MA}{MB}=\frac{DA}{DB}$.

 

Vậy người đó có thể ước lượng được tỉ số khoảng cách từ vị trí M đang đứng đến điểm A và đến điểm B mà không cần phải đo trực tiếp hai khoảng cách đó bằng cách đo các khoảng cách DA, DB và tính $\frac{DA}{DB}$.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập toán 8 cánh diều, Giải SBT toán 8 CD bài 4, Giải sách bài tập toán 8 CD bài 4: Tính chất đường phân giác của tam giác

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 8 tập 2 cánh diều

CHƯƠNG VI. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG VIII. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG. HÌNH ĐỒNG DẠNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com