1. Xem ảnh nói cảm nghĩ của anh chị về anh Ních Vôi-chếch:
Em đã từng được nghe anh nói chuyện trên vô tuyến và đọc được nhiều thông tin của anh. Em thấy anh Ních Vôi-chếch là một con người rất giàu nghị lực. Mặc dù sinh ra thiếu may mắn, nhưng anh không xem đó là trở ngại mà đó là động lực để anh cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Anh khiến cả thế giới từ kinh ngạc đến ngưỡng mộ và cảm phục. Một con người phi thường với ý chí mạnh mẽ và tinh thần vừng vàng, lạc quan yêu đời. Một tấm gương sáng vượt khó để vươn lên cho em học tập.
2-3. Đọc bài và luyện đọc.
4. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(1) Trong Chuyện cổ tích về loài người, ai là người được sinh ra đầu tiên? (Đọc khổ thơ 1).
(2) Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? (Đọc khổ thơ 2).
(3) Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? (Đọc khổ thơ 3)
(1) Trong Chuyện cổ tích về loài người, người được sinh ra đầu tiên đó chính là trẻ con
(2) Sau khi trẻ sinh ra, cần có ngay mặt trời vì giúp cho trẻ con nhìn rõ.
(3) Sau khi trẻ sinh ra, cần có ngay người mẹ vì để được sự yêu thương, nghe lời ru và được sự chăm sóc, bế bồng của mẹ.
(4) Bô giúp trẻ những gì? (Đọc khổ thơ 4).
(5) Thầy giáo giúp trẻ những gì?
(6) Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?
a. Trước khi có trẻ con, trái đất không hề có cỏ cây.
b. Khi mới được sinh ra, mắt trẻ em chưa nhìn thấy gì.
c. Những điều tốt đẹp nhất trên đời đều dành cho trẻ em.
d. Trẻ em cần đọc những câu chuyện về loài người.
(4) Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo trẻ ngoan và dạy trẻ biết nghĩ.
(5) Thầy giáo dạy trẻ học hành, làm quen trường lớp, viết chữ.
(6) Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là:
Đáp án đúng là: c. Những điều tốt đẹp nhất trên đời đều dành cho trẻ em.
1. Viết mở bài theo kiểu trực tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em:
Mở bài trực tiếp:
Bàn học ở nhà: Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em bộ bàn ghế học tập mới màu hồng rất đẹp.
Bàn học ở trường: Năm nay, em lên lớp 4, em được ngồi học trên bộ bàn ghế màu vàng mới tính còn nguyên mùi sơn thơm nức.
2. Viết mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em:
Mở bài gián tiếp:
Bàn học ở nhà: Để chuẩn bị cho năm học mới, em cùng mẹ đi mua sắm đồ dùng học tập nào sách vở, bút thước, cặp sách... Nhưng em thích nhất là bộ bàn ghế chuột Micky màu hồng. Nó trông thật xinh xắn và dễ thương.
Bàn học ở trường: Mới đó mà đã trôi qua một học kỳ, mọi thứ ở trong phòng học 4B quá đỗi thân thuộc đối với em. Nhưng có lẽ, thân thuộc nhất đó chính là chiếc bàn học em ngồi. Chỉ là một chiếc bàn nhỏ nhắn, có một ít mực dơ của các lớp trước để lại nhưng nó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm đẹp thật khó quên.
4. Nghe thầy cô kể câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần
5. Mỗi em dựa vào tranh để tập kể 1 đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.
Tranh 1: Ngày xưa, một bác đánh cá tuổi đã cao sống bằng nghề kéo lưới. Một hôm, sau khi kéo mấy mẻ lưới mà chẳng có lấy con cá nào, bác định bụng sẽ quăng mẻ cuốn rồi về. Thật may, trong lần kéo cuối, bác kéo được một chiếc bình to bằng đồng, miệng gắn chì kín khít.
Tranh 2: Bác mừng thầm và tự nhủ sẽ mang chiếc bình ra chợ bán. Thấy bình khá nặng, bác bèn cạy nắp bình để xem bên trong có gì.
Tranh 3: Nắp bình vừa rời khỏi miệng bình, từ bên trong, một làn khói đen kịt tuôn ra rồi tụ lại thành một con quỷ. Con quỷ độc ác đòi giết bác đánh cá.
Tranh 4: Bác đánh cá mắng con quỷ là kẻ vô ơn. Con quỷ kể cho bác đánh cá nghe việc nó phạm tội bị nhốt vào bình và vứt xuống biển. Con quỷ thề làm cho người nào cứu nó sẽ được giàu sang nhưng vì chờ quá lâu nên đã đổi lời thề rằng sẽ giết người nào cứu nó.
Tranh 5: Nghe giọng láo xược của con quỷ, bác đánh cá lừa con quỷ chui trở lại vào bình rồi đậy chặt nắp bình và vứt xuống biển sâu.
6. Các nhóm thi kể một phần hoặc toàn bộ câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần
Ở làng nọ, có một bác ngư dân đánh cá. Một hôm, bác ra biển quăng lưới. Thật buồn, suốt ngày kéo lưới lên chỉ toàn rong biển, không được lấy một con cá nhỏ. Ngán ngẩm quá, bác định thả mẻ lưới cuối cùng rồi về. Thật kì lạ! Lần kéo lưới cuối cùng ấy có một chiếc bình bằng đồng mắc trong mẻ lưới. Bác ngư dân mừng lắm, nghĩ bụng: “Cái bình này đem ra chợ bán cũng được khối tiền”.Cầm chiếc bình lên thấy nặng, miệng bình gắn chì kín mít, bác bèn lấy dao nạy nắp bình để xem bên trong có những gì. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt từ trong bình bay lên. Bác đánh cá chưa hết ngạc nhiên thì làn khói tu lai, môt gã hung thần hiện ra từ làn khói đen đúa ấy. Gã hung thần ồm ồm nói:
- Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số.
Bác đánh cá lúng túng nhưng rồi kịp trấn tĩnh ngay. Bác mắng gã hung thần:
- Ta đã cứu ngươi ra khỏi cái bình kia, sao ngươi lại trở mặt giết ta?
Gã hung thần nói
- Ta là hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình ấy rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm nằm dưới biến sâu. Ta đã thề rằng: ai cứu ta khỏi cái bình tối tăm ấy thì ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quí. Ta đã chờ mãi nhưng chẳng ai đến cứu. Bởi thế ta đã đổi lời nguyền: kẻ nào cứu ta sẽ phải chết. Ta vừa dứt lời thì ngươi cứu ta. Vậy nên ngươi phải chết.
Nghe gã hung thần láo xược như thế, bác đánh cá tức giận nhưng bác bình tĩnh nói:
- Thôi được, chết cũng chẳng có gì đáng sợ, nhưng trước khi muốn biết một điều.
Gà hung thần hỏi:
- Điều gì?
Bác đánh cá chỉ vào người hắn và nói:
- Ngươi to lớn như thế làm sao chui lọt vào cái bình bé tí này?
Gã hung thần nhe răng vẻ tức giận, quát rằng:
- Ngươi không tin ư?
Bác đánh cá lắc đầu, bảo:
- Không thể tin được trừ khi ta tận mắt thấy chính ngươi chui vào trong bình.
Gã hung thần rùng mình một cái biến thành một vệt khói đen ngòm, vệt khói bay đến tận trời xanh, tụ lại rồi chui tọt vào bình. Bác đánh cá vội lấy cái nắp bằng chì nút chặt miệng bình. Gã hung thần cố sức vung vẫy, tìm cách chui ra nhưng đã muộn mất rồi. Bác đánh cá vứt cái bình trở lại biển sâu. Thế là kẻ ác độc suốt đời phải nằm dưới đáy biển.
7. Trao đổi, suy nghĩ về câu chuyện:
Bác đánh cá là người như thế nào?
Con quỷ là kẻ thế nào?
Câu chuyện ca ngợi điều gì, phê phán điều gì?
Đọc xong câu chuyện ta thấy:
Bác đánh cá là người cần cù, chất phác, thông minh.
Con quỷ là kẻ vô ơn, độc ác và ngu xuẩn.
Chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của con người; phê phán sự vô ơn và độc ác của con quỷ.
1. Trao đổi với người thân về ý nghĩa của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần
Câu chuyện đề cao trí thông minh của con người. Nhờ có trí thông minh đó mà con người có thể giải quyết được nhiều điều khó khăn, nguy hiểm.