Giải tiếng việt 4 VNEN bài 22C: Từ ngữ về cái đẹp

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Từ ngữ về cái đẹp. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói về vẻ đẹp của mỗi sự vật

=> Trả lời:

Ví dụ mẫu:

  • Những bông hoa sen hồng đẹp tinh khiết

  • Chú mèo có bộ lông vàng óng ánh thật dễ thương

  • Đôi thiên nga có bộ lông trắng tinh đang múa lượn trên mặt nước

  • Mặt trời như hòn lửa từ từ khuất sau ngọn núi

  • Dòng thác như dải lụa trẳng đổ từ trên cao xuống

2. Xếp vào ô thích hợp trong bảng dưới đây các từ thể hiện vẻ đẹp của người, con vật và cảnh vật. Viết kết quả vào vở hoặc Phiếu học tập.

=> Trả lời:

a, Các từ thể hiện vẻ đẹp con ngườixinh đẹp, đẹp, xinh xắn, xinh tươi, diễm lệ, rực rỡ, lộng lẫy
b. Các từ thể hiện vẻ đẹp của con vậtđẹp, xinh xắn, rực rỡ.
c. Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cảnh vâtđẹp, tươi đẹp, huy hoàng, xinh đẹp, hùng vĩ, lộng lẫy, diễm lệ, xinh xắn, kì vĩ, rực rỡ, tráng lệ.

3. Đặt câu với một từ tìm được ở hoạt động 2

=> Trả lời:
  • Bạn Hoa có chiếc cặp hình búp bê rất đẹp

  • Huyền là cô bé có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn

  • Chiếc váy công chúa đính kim tuyến đẹp lộng lẫy

  • ....

4. Điền thành ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành các câu sau:

  • ....., Huệ mỉm cười chào mọi người

  • Ai cũng khen chị Ba ..........

  • Viết cẩu thả thì chắc chắn .....

=> Trả lời:
  • Mặt tươi như hoa, Huệ mỉm cười chào mọi người

  • Ai cũng khen chị Ba đẹp người đẹp nết

  • Viết cẩu thả thì chắc chắn chữ xấu như gà bới

B. Hoạt động thực hành

1. Nhận xét về cách tả các bộ phận của cây.

Dưới đây là hai đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?

a. Tả lá cây: Lá bàng (SGK/48)

  • Tác giả tả sự thay đổi màu sắc hay kích cỡ của lá bàng?
  • Tác giả tả sự thay đổi của lá bàng theo trình tự nào (từng năm hay từng mùa trong năm)?

=> Trả lời:

  • Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng.

  • Tác giả tả sự thay đổi của lá bàng theo trình tự từng mùa trong năm.

=> Điều đáng chú ý trong cách tả lá bàng của nhà văn Đoàn Giỏi: Tác giả đã tả chi tiết và sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

b. Tả thân cây và gốc cây: Cây sồi già (SGK/49)

  • Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi theo trình tự nào (từng năm hay từng mùa trong năm)?

  • Hình ảnh so sánh, nhân hóa nào được sử dụng làm cho hình ảnh cây sồi già hiện lên rất sinh động.

=> Điều đáng chú ý trong cách tả cây sồi của Lép Tôn-xtôi:

=> Trả lời:

  • Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi theo trình tự từng mùa trong năm

  • Hình ảnh so sánh, nhân hóa nào được sử dụng làm cho hình ảnh cây sồi già hiện lên sinh động là:

    • Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật.

    • Hình ảnh nhân hóa: những cánh tay to xù xì, những ngón tay quều quào, già nua cau có và khinh khỉnh, đang say sưa ngây ngất, không còn những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu, cây sồi già cằn cỗi đã sinh ra chùm lá non.

=> Điều đáng chú ý trong cách tả cây sồi của Lép Tôn-xtôi: Tác giả tả cây sồi già thay đổi theo thời gian. Từ xấu xí, khinh khỉnh, cây sồi đã sinh ra chùm lá non mơn mởn trên chiếc thân già cằn cỗi. Với nghệ thuật so sánh và nhân hóa, tác giả cho ta chiêm ngưỡng được bước thời gian đã đi qua thân cây sồi già.

2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của cái cây mà em yêu thích.

=> Trả lời:

Ví dụ mẫu: Tả thân cây bàng

Cây bàng đại lão ở sân trường được trồng lúc nào em không biết. Em chỉ biết rằng, từ khi em bước vào lớp một, em đã thấy nó đứng sừng sững ở một góc sân trường. Là cây lâu năm, nên thân bàng khá to, vừa tay một bạn nhỏ ôm chặt. Vỏ thân cây có chỗ lồi lõm, đen mốc, sần sùi, có chỗ rạng nứt, li ti như váng của cháo gạo để khô, tưởng chừng đưa ngón tay vào là cạy được vỏ cây ra. Nhưng không, vỏ cây bàng có chỗ nứt nẻ như thế nhưng dính chắc như keo dán. Năm tháng qua đi, thân bàng nâng đỡ mấy tầng lá, như một chiếc ô khổng lồ che mát sân trường. Trên thân cây, cành bàng phân nhánh, ra lá xanh mướt màu thạch bích. Thân cây là cầu nối tiếp cho lá, hoa nhận được chất bổ của đất từ rễ cây để nuôi cây thêm lớn. Rồi chim muông bay đến. Chúng đậu trên cành hót véo von.

C. Hoạt động ứng dụng

Quan sát hoại hoa hoặc quả mà em yêu thích

=> Trả lời:

Ví dụ: Quan sát quả bưởi da xanh

  • Quả bưởi da xanh có dạng hình tròn, to bằng chiếc mũ bảo hiểm.

  • Vỏ quả bưởi giống như tên gọi của nó vậy, có màu xanh lá, da bưởi khá nhẵn mịn không giống như các loại bưởi khác.

  • Bên trong lớp vỏ là lớp thịt quả bưởi, nó có màu trắng, được sử dụng để phơi khô làm thuốc hoặc để làm chè bưởi.

  • Trong cùng là múi bưởi, một quả có nhiều múi gắn liền với nhau tạo thành một hình tròn.

  • Mỗi múi bưởi gồm có vỏ của múi bười, tép bưởi và rất ít những hạt nhỏ li ti.

  • Bưởi thơm, ăn rất ngọt và thanh mát....
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com