1. Cùng chơi: Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng vui
Các từ ngữ chứa tiếng "vui" là: Vui tươi, vui vẻ, vui nhộn, vui mừng, vui sướng, chung vui, đố vui, vui chơi, vui đùa,...
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: "Tiếng cười là liều thuốc bổ".
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A
a - 3 b - 1 c - 4 d - 2
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(1) Nội dung chính của mỗi đoạn văn trong bài là gì? Nối từng ô ở cột A với ô thích hợp ở cột B để trả lời
=> Trả lời:
(2) Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ?
(3) Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
(4) Em rút ra được điều gì qua bài văn này?
a. Cần phải cười thật nhiều
b. Cần biết sống một cách vui vẻ
c. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện
(2) Tiếng cười là liều thuốc bổ vì:
Tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái
Não tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.
(3) Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để:
Rút ngắn thời gian chữa bệnh
Tiết kiệm tiền cho nhà nước
(4) Qua bài văn này em rút ra được:
Đáp án: b. Cần biết sống một cách vui vẻ
1. Xếp các từ ngữ chứa tiêng vui sau vào bốn nhóm trong bảng:
(vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi, vui vẻ, vui vui.)
a. Từ chỉ hoạt động | M. vui chơi,... |
b. Từ chỉ cảm giác | M. vui thích,..... |
c. Từ chỉ tính tình | M. vui tính,..... |
d. Từ vừa chỉ tính tình, vừa chỉ cảm giác | M. vui vẻ,........ |
=> Trả lời:
a. Từ chỉ hoạt động | mua vui, góp vui |
b. Từ chỉ cảm giác | vui lòng, vui mừng, vui sướng, vui thú |
c. Từ chỉ tính tình | vui nhộn, vui tươi |
d. Từ vừa chỉ tính tình, vừa chỉ cảm giác | vui vui |
2. Chọn một từ tìm được ở hoạt động 1, đặt câu với từ đó
Đặt câu:
Các bạn nhỏ đang vui chơi ở ngoài sân đình
Bác Nam là người rất vui tính và hài hước
Em rất vui mừng đạt giải nhất học sinh giỏi tỉnh.
3. Thi tìm nhanh từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ:
=> Trả lời:
Cười khúc khích -> Mấy bạn ngồi nói chuyện với nhau cười khúc khích.
Cười sằng sặc -> Hắn nói xong câu ấy rồi phá lên cười sằng sặc.
Cười ha hả -> Bác Năm cười ha hả rồi nhấp một ngụm nước chè.
Cười sặc sụa -> Câu chuyện của Nam khiến mọi người cười sặc sụa.
Cười hi hí -> Đang nói chuyện trong giờ học nên các bạn chỉ dám cười hi hí.
5. Chọn những từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
Để (dải đáp/ rải đáp / giải đáp) câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người (tham da/ tham ra/ tham gia) thí nghiệm và (rùng / dùng) một thiết bị (theo dòi / theo dõi) phản ứng trong bộ (nảo / não) phân biệt rât chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ (nảo/ não) sẽ làm cho người đó mất vui vì bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do (không thể / không thễ) đoán trước được thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
Theo báo Giáo dục và thời đại
=> Trả lời:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui vì bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước được thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.