Giải tiếng việt 4 VNEN bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Niềm tự hào Việt Nam. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát tranh trống đồng Đông Sơn và cho biết những gì được khắc trên mặt trống.

=> Trả lời:

 

Quan sát bức tranh trên em thấy: Trên mặt trống đồng được khắc hình mặt trời, các vũ công nhảy múa, chèo thuyền, các loại con vật như gạc, chim Lạc, chim Hồng...

 

2. Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài: "Trống đồng Đông Sơn"

3. Thi chọn nhanh thẻ từ phù hợp với lời giải nghĩa:

=> Trả lời:

1. Chính đáng: Đúng, hợp với lẽ phải

2. Văn hóa Đông Sơn: Nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở những di vật tìm được ở Đông Sơn, Thanh Hóa.

3. Hoa văn: Hình trang trí trên đồ vật

4. Vũ công: Người biểu diễn nhảy múa, diễn viên múa

5. Nhân bản: Yêu thương và đề cao con người

6. Chim hạc, chim Hồng: Những loài chim được coi là biểu tượng của dân tộc ta

4. Cùng luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(1) Trống đồng Đông Sơn đa dạng thế nào?

(2) Trên trống đồng Đông Sơn có những hoa văn nào?

(3) Những hình ảnh nào chiếm vị trí nối bật trên hoa văn trống đồng?

=> Trả lời:

(1) Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

(2) Trên trống đồng Đông Sơn có các hoa văn: hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc....

(3) Những hình ảnh chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng là: hình ảnh con người hòa với thiên nhiên.

 

(4) Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?

(5) Vì sao nói trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?

=> Trả lời:

(4) Những hoạt động được miêu tả trên trống đồng: con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh.

(5) Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam vì trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn tinh tế, một cô vật quý phản ánh nền văn minh của con người Việt cổ, một nền văn hóa lâu đời, bền vững của dân tộc Việt Nam.

 

B. Hoạt động thực hành

1. Viết bài văn tả một đồ vật mà em đã quan sát

=> Trả lời:

 Năm học mới chuẩn bị bắt đầu. Bố mẹ hứa sẽ dành tặng cho em một món quà để giúp em học tập tốt hơn, đó chính là chiếc bàn học mới. Khi nhìn thấy chiếc bàn nhỏ nhắn đặt trong căn phòng, em cảm thấy rất thích thú với món quà. Bố đã kê chiếc bàn học ở góc phòng, nhìn ra cửa sổ để giúp em có đủ ánh sáng học bài.

   Chiếc bàn học của em có hình chữ nhật với bốn chân bàn được đóng vững chãi. Bàn có chiều dài khoảng 80 cen-ti-mét, chiều rộng khoảng 50 cen-ti-mét. Mặt bàn được làm bằng gỗ, các chú thợ mộc đã khéo léo bào nhẵn và khoác lên tấm áo mới màu nâu rất đẹp. Trên mặt bàn, bố em có đặt một tấm kính màu trắng để em có thể lau sạch sẽ khi mặt bàn bị bẩn. Em có đặt một lọ hoa nhỏ trang trí ở góc bàn và một chiếc hộp bút hoạt hình xinh xắn để đựng các đồ dùng học tập như bút, thước kẻ…

   Phía dưới mặt bàn có đóng hai ngăn nhỏ để em có thể đặt sách giáo khoa và vở viết. Em sắp xếp sách vở thật gọn gàng để có thể dễ dàng tìm thấy mỗi khi cần sử dụng. Và dưới cùng của chiếc bàn có đóng một thanh ngang để đặt chân. Cùng với bàn, bố đã đặt cho em một chiếc ghế phù hợp với chiều cao để em có thoải mái mỗi khi ngồi học.

   Nhìn chiếc bàn học mới em cảm thấy rất vui, từ nay em có thêm một người bạn gắn bó trong ngôi nhà. Mỗi khi học bài hoặc đọc truyện ban ngày, em có thể cánh cửa sổ để tận hưởng ánh nắng tự nhiên từ mặt trời và làn gió mát lành từ hồ nước gần nhà đưa lại. Buổi tối, bố gắn cho em sẵn chiếc đèn học cạnh bàn để em có đủ ánh sáng học bài. Mỗi lúc học bài mệt mỏi, em thường nằm kề má lên mặt bàn để hít hà hương thơm dịu nhẹ của gỗ tỏa ra từ chiếc bàn. Chiếc bàn tự bao giờ đã trở nên thân thiết và gần gũi với em, luôn nhắc nhở em mỗi ngày cần cố gắng học tập tốt hơn và hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà.

   Món quà bố mẹ tặng em thật sự thiết thực và bổ ích với em. Hàng ngày, sau khi học bài xong em thường dùng khăn mềm để lau sạch sẽ giúp chiếc bàn luôn sạch sẽ và sáng bóng. Em tự hứa với bản thân sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để không phụ công mong mỏi của bố mẹ và người bạn đồng hành với em trong suốt năm học qua là chiếc bàn học xinh xắn.

 

C. Hoạt động ứng dụng

1. Hỏi người thân hoặc đọc sách báo, internet để tìm tên của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

=> Trả lời:

Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em, đó là: Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ Me, H'Mông, Nùng, Hoa, Dao, Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng, Sán chay, Cơ ho, Chăm, Sán dìu, Hrê, Ra giai, M'Nông, X’Tiêng, Bru-Vân Kiều, Thổ, Khơ Mú, Cơ Tu, Giáy, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Co, Chơ Ro, Xinh Mun, Hà Nhì, Chu Ru,....

 

2. Cùng người thân tìm hiểu về đồ dùng, trang phục... của các dân tộc trên đất nước ta

=> Trả lời:

Một số đặc điểm về trang phục truyền thống của một số dân tộc Việt Nam:

  • Trang phục truyền thống dân tộc Thái: gồm váy dài, suông, phần chân váy được thêu họa tiết thổ cẩm cầu kì. Các họa tiết được ưa chuộng là hình Mặt Trời, hoa lá, rồng,... Áo may khéo léo ôm sát cơ thể. Đi kèm váy áo là thắt lưng và khăn Piêu cùng một vài trang sức bằng bạc.

  • Trang phục truyền thống dân tộc H'Mông hết sức cầu kì và sặc sỡ, thường làm bằng vải lanh với nhiều màu sắc nổi bật cùng hoa văn đa dạng, cầu kì. Một bộ trang phục hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và mũ đội đầu. Nữ phục H'Mông rất đẹp và nổi bật, họ thường đính kèm các đồng xu, chuỗi hạt trên trang phục để tăng tính thẩm mỹ.

  • Trang phục truyền thống dân tộc Mường là áo pắn (áo ngắn) là loại áo cánh khá ngắn, xẻ ngực, ở nhóm Mường Thanh Hóa thì áo được thiết kế chui đầu, khá ngắn. Váy dài thường màu đen hay màu nâu nhạt, có cạp cao, ôm lấy thân trên. Đầu váy và cạp váy được dệt thổ cẩm cầu kì. Phụ nữ Mường thường đội khăn trắng hoặc xanh, thắt lưng màu xanh lá.

  • Trang phục truyền thống dân tộc Chăm: gồm áo dài may kín, không xẻ tà, phần dưới được may vừa bước chân của người phụ nữ sao cho bước đi vừa phải, duyên dáng; váy đi kèm với áo thường cùng màu áo chỉ khác nhau độ đậm nhạt. Điểm nhấn trên bộ trang phục chính là thắt lưng được buộc chéo qua ngực và vòng quanh eo, chúng được thiết kế nổi bật với tông vàng óng ánh, cùng họa tiết tỉ mỉ. 

  • Trang phục dân tộc Ba na: Gồm áo chui đầu và váy, váy là một tấm vải đen quấn quanh thân dưới. Họa tiết trên trang phục thường là hình đối xứng, lấy cảm hứng từ âm dương, trời đất, thiên nhiên,... Màu sắc trên trang phục thường là màu đen (tượng trưng cho đất), màu đỏ (máu và lửa), màu vàng (ánh sáng Mặt Trời)....

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com