1. Quan sát các tấm ảnh sau và nói nội dung ảnh:
a. Ảnh mô tả cảnh gì?
b. Những người trong ảnh đang làm gì?
Quan sát các bức ảnh em thấy:
Hình 1: Bộ đội đang dùng bao cát đắp đê ngăn nước lũ tràn vào
Hình 2: Lũ lụt nhấn chìm nhà cửa, của cải, tài sản của người dân
Hình 3: Người dân phải đi sơ tán khỏi vùng lũ lụt
Hình 4: Cán bộ và nhân dân vùng biển đang che chắn đê điều phòng chống bão lũ
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: "Thắng biển".
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A
=> Trả lời:
4. Cùng luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi
(1) Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào?
(2) Tìm những từ ngữ, hình ảnh (trong đoạn 1) nói lên sự đe dọa của cơn bão biển.
(1) Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự sau: Biển đe dọa con đê, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ, cứu sống đê.
(2) Những từ ngữ, hình ảnh (trong đoạn 1) nói lên sự đe dọa của cơn bão biển: gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
(3) Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
(4) Những từ ngữ hình ảnh nào (trong đoạn 3) thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
(3) Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả: Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào.
(4) Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển: hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Họ ngụp xuống trồi lên,những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt những cột tre đóng chắc, dẻo như chão, đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
1. Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây rồi ghi vào vở
a. (1) Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu là người Quảng Nam. (2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (3) Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đầu giữ thành năm 1873 và 1882. (4) Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.
b. (1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (2) Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.
c. (1) Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
a. (1) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên, (câu giới thiệu)
(2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (câu nêu nhận định)
b. (1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (câu giới thiệu)
c. (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân, (câu nêu nhận định)
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể Ai là gì? em tìm được ở hoạt động 1. Ghi kết quả vào bảng nhóm.
Câu | Chủ ngữ | Vị ngữ |
M. a (2) | Cả hai ông | đều không phải là người Hà Nội |
=> Trả lời:
Câu | Chủ ngữ | Vị ngữ |
a (1) | Nguyễn Tri Phương Hoàng Diệu | là người Thừa Thiên là người Quảng Nam |
a (2) | Cả hai ông | đều không phải là người Hà Nội |
b (1) | Ông Năm | là người ngụ dân ở đây |
c (2) | Cần trục | là cánh tay kì diệu của các chú công nhân |
3. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết lại thành một đoạn văn ngắn, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì? và gạch dưới các câu đó.
Đã hai hôm nay, Hà bị ốm không đi học được. Nên ban cán sự lớp quyết định, cuối buổi học hôm nay một số bạn đại diện lớp đến nhà thăm bạn Hà. Vừa đến cổng nhà Hà, bố Hà đã vội vàng chạy ra mở cửa mời chúng tôi vào chơi. Vào nhà, em thay mặt các bạn đứng dậy nói với bác: “Thưa bác, chúng cháu là bạn cùng lớp với Hà. Biết Hà bị ốm nên hôm nay chúng cháu đến thăm bạn ấy ạ!"
Cháu tên là Ngọc, cháu là lớp trưởng của Hà ạ!
Còn đây là bạn Hoa, bạn Dũng và bạn Mỹ Anh. Bạn Hoa là lớp phó học tập lớp cháu. Bạn Dũng vừa là lớp phó lao động, vừa là ban chỉ huy liên đội trường cháu. Còn bạn Mỹ Anh là lớp phó văn nghệ ạ....
6. Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):
a. l hoặc n:
Từ xa nhìn ...ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng ...ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ...ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp ...õn là hàng ngàn ánh ...ến trong xanh. Tất cả đều ...óng ...ánh, ...ung ...inh trong ...ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn, ...ũ ...ũ bay đi bay về, lượn ...ên ...ượn xuống.
Theo Vũ Tú Nam
b. Tiếng có vần in hoặc inh:
lung ........ thầm ........
giữ ........ lặng ........
bình ........ học ........
nhường ........ gia ........
rung ........ thông ........
a. l hoặc n:
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn, lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
Theo Vũ Tú Nam
b. Tiếng có vần in hoặc inh:
lung linh thầm kín
giữ kín lặng thinh
bình tĩnh học sinh
nhường nhịn gia đình
rung rinh thông minh