Giải tiếng việt 4 VNEN bài 33C: Các con vật quanh ta

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Các con vật quanh ta. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát và nói về các con vật trong bức tranh sau:

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 33C: Các con vật quanh ta

=> Trả lời:

Quan sát bức tranh em thấy:

  • Chú voi đang dùng vòi khuôn những khúc gỗ tròn

  • Chú gà trống, gà mái đang bới đất tìm giun và côn trùng

  • Chú mèo đang ngồi dụi mắt

  • Chú cú mèo đang mổ quả chuối

2. Viết bài văn tả con vật theo một trong ba đề sau:

  • Tả con vật mà em yêu thích

  • Tả con vật nuôi trong nhà em

  • Tả một con vật em nhìn thấy trong rạp xiếc gây cho em ấn tượng mạnh

=> Trả lời:

Ví dụ: Tả con vật nuôi trong nhà em

"Ò ó o o..." Đó là tiếng gáy của chú gà trống oai vệ nhà em đấy! A, chú ta đang đứng trước sân nhà em kia kìa!

Chú gà trống được mẹ em mang dưới nhà bà ngoại ở quê lên. Khi mới mang về chú ta cũng đã ra dáng lắm rồi và bây giờ sau hai tháng ở nhà em chú đã trở thành một con gà trống cường tráng. Chú nặng khoảng chừng ba ki lô gam, với bộ lông màu đỏ rực rỡ, óng mượt. Riêng phần đuôi của chú thì có điểm thêm những sợi lông khác màu. Chiếc đuôi chú cong cong khiến em liên tưởng đến chiếc cầu vồng với đủ các màu sắc. Chiếc mào dày, đỏ rực rỡ như những bông hoa gạo tháng ba ở đầu phố. Hai mắt chú như hai hạt cườm, đen láy, long lanh nước. Chiếc mỏ cứng vàng ươm như thóc mỗi khi chú nhặt thóc hay gạo ở sân là lại phát ra tiếng lạch cạch. Chú ta cũng hay dùng chiếc mỏ cứng ấy để mổ những con gà khác khi tranh nhau thức ăn, hay mổ bất cứ cái gì có ý định tấn công chú.

Chú có chiếc cổ cao, vươn dài kiêu hãnh mỗi khi cất tiếng gáy. Hai chân to khỏe với cặp đùi chắc nịch, màu vàng với mỗi bên là ba ngón giúp chú đứng vững. Ở đầu mỗi ngón là những móng vuốt sắc nhọn, giúp chú có thể bới đất để tìm giun, dế…Đặc biệt sau mỗi bên chân đều có những chiếc cựa cứng, đặc trưng chỉ ở những con gà trống mới có. Thỉnh thoảng có xảy ra xung đột giữa những con gà trống với nhau thì chiếc cựa và móng vuốt là vũ khí để tự vệ. Chú gà trống nhà em chưa bao giờ thua trong những trận ẩu đả như thế nên chú ta có vẻ thích chí lắm.

Chú gà trống giống như chiếc đồng hồ báo thức của cả xóm vậy. Hôm nào cũng vậy, cứ sáng sớm là cả xóm vang dội trong tiếng gáy của chú. Chú ra khỏi chuồng, vỗ cánh phành phạch rồi vút một cái đã thấy chú nhảy lên một chỗ thật cao như đống rơm hoặc mái nhà và cất cao tiếng gáy Ò…ó…o. Mỗi lần như vậy chú gáy khoảng từ năm đên sáu lần liên hồi. Nhờ có chú mà cả nhà em luôn thức dậy đúng giờ, em không bị đi học trễ giờ học, bố mẹ cũng không bị muộn giờ làm.

Em rất yêu quý con gà trống nhà em, em coi nó là chiếc đồng hồ báo thức của riêng em. Em sẽ chăm sóc chú thật tốt để mỗi ngày chú lại cao lớn và khỏe mạnh hơn.

B. Hoạt động thực hành

1. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau. Viết các trạng ngữ tìm được vào bảng nhóm

a. Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều dội y tế về các bản.

b. Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!

c. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực

=> Trả lời:

Các trạng ngữ tìm được trong các câu trên là:

a. Để tiêm phòng dịch cho trẻ em

b. Vì Tổ quốc

c. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

2. Tìm các trạng ngữ thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ trống trong phiếu học tập

a. ..., xã em vừa đào một con mương.

b. ..., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.

c. ..., em phải năng tập thể dục.

=> Trả lời:

a. Nhằm phục vụ nước tưới tiêu đồng ruộng, xã em vừa đào một con mương.

b. Vì tương lai tươi sáng của bản thân và xã hội, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.

c. Để có sức khỏe dẻo dai, em phải năng tập thể dục.

3. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh. Viết kết quả vào bảng nhóm

a. Vì sao chuột thường gặm các vật cứng? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi,...

(Theo Phạm Văn Bình)

b. Vì sao lợn thường lấy mõm dũi lên đất? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mồm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn,...

Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

(Theo Phạm Văn Bình)

=> Trả lời:

a. .... Để mài cho răng mòn đi, chuột / thường cắn những vật cứng

                                                  CN                        VN

b. .... Để tìm thức ăn, lợn / lấy mõm dúi xuống đất

                                  CN                 VN

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com