Giải tiếng việt 4 VNEN bài 23B: Những trái tim yêu thương

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Những trái tim yêu thương. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát ảnh, trả lời câu hỏi:

  • Em thích tấm ảnh nào? Tấm ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì?

=> Trả lời:

Trong những bức ảnh trên, bức ảnh nào em cũng cảm thấy thích. Nhưng có lẽ, tấm ảnh em thích nhất đó chính là tấm ảnh về một người cha và một người con.

Khi nhìn tấm ảnh này, em lại nhớ đến bố em. Là một chiến sĩ ngoài đảo xa, một năm em mới được gặp bố một lần. Do vậy, khi nhìn tấm ảnh này, em lại nhớ lại kỉ niệm khi bố còn ở nhà với em, cũng dặt tay em và chỉ cho em nhiều điều về cuộc sống. Tự dưng, lòng em nhớ bố nhiều hơn.

2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

=> Trả lời:

 

(2) Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con. Chọn trong các câu thơ sau để có câu trả lời:

  • Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

  • Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

  • Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

  • Mai sau con lớn vung chày lún sân

  • Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ.

(3) Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?

a. Tình yêu của mẹ với con, tình cảm của mẹ với bộ đội, với cách mạng.

b. Sự chăm chỉ, tần tảo lao động không mệt mỏi của người mẹ.

c. Ước mơ của người mẹ đối với tương lai của con.

=> Trả lời:

(2) Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con:

Hình ảnh nói lên tình yêu thương: 

  • Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

  • Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Niềm hi vọng của người mẹ đối với con:

  • Mai sau con lớn vung chày lún sân

(3) Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là:

Đáp án: a. Tình yêu của mẹ với con, tình cảm của mẹ với bộ đội, với cách mạng.

7. Đọc các đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây. Nêu nhận xét về cách tả của tác giả, viết lại vào vở:

a. Tả hoa “Hoa sầu đâu” (trang 57 sgk)

Điều đáng chú ý trong cách tả hoa sầu đâu của nhà văn Vũ Bằng là:

  • Tả hoa nở ...

  • Đặc tả mùi thơm ...

  • Cách dùng từ ngữ, hình ảnh ...

b. Tả quả “Quả cà chua”.

Điều đáng chú ý trong cách tả quả cà chua của nhà văn Ngô Văn Phú là:

  • Tả cây cà chua thay đổi theo thời gian ...

  • Tả cà chua ra quả ...

  • Hình ảnh nhân hóa ...

=> Trả lời:

a. Điều đáng chú ý trong cách tả hoa sầu đâu của nhà văn Vũ Bằng là:

  • Tả hoa nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa trong gió.

  • Đặc tả mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả mùi thơm hoa mộc.

  • Cách dùng từ ngữ, hình ảnh thật chi tiết cũng một phần nêu bật rõ nét tình cảm của tác giả đối với hoa: Hoa nỏ như cười. Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.

b. Điều đáng chú ý trong cách tả hoa sầu đâu của nhà văn Vũ Bằng là:

  • Tả cây cà chua thay đổi theo thời gian chuyển vần.

  • Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé, quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn, quả ở thân, quả leo lên ngọn.

  • Hình ảnh nhân hóa cũng góp phần vào nét sinh động, vui nhộn của quả cà chua: quả leo nghịch ngợm lên ngọn, quả thắp đèn lồng trong lùm, gọi người đến hái, gieo sự náo nức cho mọi người.

B. Hoạt động thực hành

1. Viết một đoạn văn tả một loại hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích:

=> Trả lời:

Trong các loại trái cây, em thích nhất là quả cam vì lần đầu tiên em ăn quả cam do chính mẹ mua. Quả cam tròn như một quả banh nhỏ. Vỏ cam sần sùi, khi chưa chín quả cam có màu xanh đậm và khi đã chín vỏ quả cam có màu xanh chuyển sang vàng. Cuống của quả cam rất cứng và trên đó là những chiếc lá màu xanh. Khi mẹ cắt quả cam ra, quả cam có mùi rất dịu dàng, em thấy bên trong lớp vỏ xanh là một lớp vỏ trắng, bên trong lớp vỏ trắng ấy chứa các múi cam màu vàng ươm mà khi ăn vào em cảm thấy có vị chua chua, ngọt ngọt rất hấp dẫn. Hạt của quả cam có màu trắng, to và cứng. Em rất thích ăn quả cam vì quả cam có chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe.

2. Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác.

=> Trả lời:

Ví dụ:  Chuyện Gà trống và cáo

Thưa cô và các bạn, trong kho tàng văn học có rất nhiều câu chuyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Và hôm nay, em cũng sẽ kể một câu chuyện như vậy. Đó là câu chuyện “Gà Trống và Cáo”.

Ở một khu rừng nọ, trời mới vừa hửng sáng đã thấy một chú Cáo dò dẫm đi kiếm ăn. Chắc là chú ta đói bụng lắm. Bất chợt chú phát hiện một anh gà trô"ng đang đứng vắt vẻo trên một cành cây cao. Chú mừng thầm trong bụng: “Chuyến này mình vớ bẫm đây”. Chú liền tiến đến dưới gô"c cây, ngước mắt nhìn lên cao, đon đả chào:

- Kìa, anh bạn quý của tôi! Xin mời xuống đây, tôi sẽ thông báo một tin hệ trọng và cũng rất vui, rất tốt lành. Hôm qua, vị chúa sơn lâm đã triệu tập muôn loài dự một hội nghị và thông qua một quyết định vô cùng quan trọng. Từ nay, muôn loài mạnh yếu phải kết tình anh em thân hữu, không được giết hại lẫn nhau và phải giúp đỡ nhau xây dựng một thế giới đại đồng. Lòng tôi sung sướng muôn phần. Tôi được chúa sơn lâm cử đi loan báo tin vui này. Nào, anh hãy xuống đây, cho tôi được ôm hôn anh để tỏ bày tình thân ái!

Nghe Cáo nói vậy, Gà Trống vẫn không tin, trong bụng nghĩ thầm: “Cáo vốn là một kẻ lõi đời, vừa ranh ma, thâm hiểm vừa xảo trá lừa lọc” nên đứng ở trên cao nói vọng xuống.

- Tôi rất mừng khi nghe được tin này. Thế là từ nay, chúng ta được sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc “bốn biển một nhà”, thật là tuyệt! Cám ơn anh Cáo! Mà này, anh Cáo ơi! Tôi thấy hai anh chó săn đang chạy lại phía chúng ta. Hẳn là hai anh ấy cũng đang làm nhiệm vụ loan báo tin vui này như anh, có phải không?

Nghe Gà Trống nói thế, Cáo ta hồn xiêu phách lạc, không kịp nói thêm với Gà Trống điều gì nữa, vội vàng co giò chạy như ma đuổi. Gà Trống nhìn theo cười chảy cả nước mắt, bụng nghĩ thầm: “Rõ là phường gian trá”.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 2 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net