1. Nói 2-3 câu giới thiệu về một con vật có trong các ảnh sau:
Ví dụ mẫu:
Tranh 1: Trong chuồng, đàn gà bới đất để nhặt thức ăn.
Tranh 2: Đàn lợn con tranh nhau bú mẹ.
Tranh 3: Chú mèo khoang đang rình bắt chuột.
Tranh 4: Chú chó săn đang vừa giữ nhà vừa nằm sưởi nắng.
Tranh 5: Đôi vẹt đang luyện giọng.
Tranh 6: Bác trâu ung dung gặm cỏ bên lề đường sau một buổi làm việc.
2. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
(1) Đọc đoạn văn tả con Mèo Hung:
Con mèo hung
"Meo, meo". Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.
Chà, nó có một bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đặt cho nó. Mèo hung có cái đầu trong trong, hai cái tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi măt mèo hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sang lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bội ria mép vểnh lên có vẻ oai hùng lắm; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung thật đáng yêu.
Có một hô, tôi đang ngồi học, bồng thầy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi "phốc" một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó...Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.
Con mèo của tôi là thế đấy, vừa dễ thương lại bắt chuột giỏi nên cả nhà ai cũng đều yêu mến.
(2) Xác định các đoạn của bài văn trên?
(3) Nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
(4) Dựa vào bài văn trên, em hãy nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật: Bài văn miêu tả con vật gồm những phần nào? Mỗi phần có nội dung gì?
(2) (3) Các đoạn của bài văn và nội dung của mỗi đoạn là:
Đoạn 1: từ đầu...lại đến chơi với tôi đấy
=> Giới thiệu về chú mèo
Đoạn 2: Tiêp...trông thật đáng yêu.
=> Miêu tả các bộ phận, hình dáng của chú
Đoạn 3: Tiếp...hoặc đùa với chú một tí.
=> Miêu tả hành động của chú
Đoạn 4: Còn lại
=> Nêu lên tình cảm đối với con mèo.
(4) Nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật: Thường có 3 phần
Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả
Thân bài: Tả con vật
Tả hình dáng con vật
Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật
Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật
3. Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò...)
Tả con chó con
Mở bài: Nhà em có nuôi một chú cún lông xù, em rất yêu và đặt tên cho chú là Bông.
Thân bài:
Miêu tả hình dáng:
Bộ lông: Chú có bộ lông màu vàng, xù, quăn tít như mì ống nhưng rẩ mượt mà vì ngày nào mẹ em cũng tắm cho chú.
Cái đầu: tròn tròn như quả cam
Đôi tai: dài, rủ xuống, phe phẩy hai bên như chiếc quạt. Đôi tai của chú rất thính và nhạy.
Cái mũi: màu đen, lúc nào cũng ươn ướt
Bốn cái chân: ngắn củn đỡ cả thân hình. Dù vậy nhưng chú lại di chuyển rất nhanh nhẹn và linh hoạt.
Miêu tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật
Thói quen sinh hoạt: Bông rất thích chơi đùa cùng quả bóng nhiều màu sắc. Chú chạy loạn khắp nhà, đuổi theo quả bóng một cách đầy hứng thú. Khi đã chơi mệt, chú ta sẽ nằm kềnh ra, thở hồng hộc rồi ngủ thiếp đi.
Hoạt động chính: Chiều nào em và mẹ cũng dắt chú ra công viên để đi dạo. Ở đó, Bông gặp được nhiều người bạn mới, được chơi đùa với các bạn. Nhiều lúc đang đuổi nhau với các bạn, chú chợt quay lại nhìn rồi chạy thẳng về phía em, dụi dụi vào chân em đến khi em vuốt ve, xoa đầu rồi mới chạy đi chơi tiếp.
Kết bài: Em và gia đình đều rất yêu thương chú.
Tả đàn gà con
Mở bài: Nhà em có con gà trống được bà nội cho từ hai tháng trước
Thân bài:
Tả bao quát: Con gà trống có thân hình to và cao, nặng khoảng 3kg, có bộ lông nâu sẫm, bóng loáng.
Tả từng bộ phận:
Đầu to bằng quả cóc, chiếc mào đỏ rực lúng liếng trên đầu thật oai vệ.
Đôi mắt nhỏ như hạt đậu
Thân hình cân đối với đôi cánh rộng, xề xệ hai bên.
Đôi chân cao, vàng sẫm, nổi rõ hai chiếc cựa sắc bén.
Chiếc đuôi đù màu sắc, vồng lên cao.
Thói quen sinh hoạt và hoạt động chính :
Mỗi ngày đều gáy lúc sáng sớm, chính xác như chiếc đồng hồ báo thức.
Ngoài hai bữa ăn, chú ta còn tìm thêm giun, dế.
Hay chọc ghẹo lũ gà mái
Kết bài: Em rất quý con gà, em sẽ chăm sóc nó cẩn thận.
1. Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả lời.
a. Đi chơi ở công viên gần nhà
b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
c. Đi làm việc xa nhà
1. Những việc được gọi là du lịch là:
Đáp án: b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
2. Theo em, thám hiểm là gì? Chọn ý đúng để trả lời:
A. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở
B. Đi chơi xa để xem phong cảnh
C. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, nguy hiểm
2. Theo em, thám hiểm là:
Đáp án đúng là: C. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, nguy hiểm
3. Em hiểu câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" nghĩa là gì?
Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là khi chúng ta đi càng nhiều thì tầm hiểu biết của chúng ta càng rộng, càng cao.
4. Chơi trò chơi: Du lịch trên sông
Hai đội chơi. Mỗi đội có 8 thẻ từ ghi trên sông. Đội nào ghép đúng trên sông để giải câu đố xong trước khi thắng cuộc
=> Trả lời:
Cùng người thân tìm hiểu về những điểm du lịch ở nước ta và thế giới (hỏi người thân, xem chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ).
Những điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta:
Biển Nha Trang
Sa Pa
Đà Lạt
Vịnh Hạ Long
Cố đô Huế...
Những điểm du lịch nổi tiếng ở nước ngoài:
Sing-ga-po
Vạn lý trường thành
Đảo Bora Bora, Pháp
Tử Cấm Thành, Trung Quốc