1. Chơi trò chơi "đoán tên cây"
Ví dụ mẫu:
Cây này có quả ăn được phải không? (Đúng)
Cây có cho bóng mát phải không? (Đúng)
Quả cây này ăn có vị ngọt phải không? (Sai)
=> Đoán: Cây bàng
Cây này có quả ăn được phải không? (Sai)
Cây này cho bóng mát phải không? (Đúng)
Hoa có màu đỏ phải không? (Đúng)
=> Đoán: Cây phượng.
Cây này có quả ăn được phải không? (Sai)
Cây này là cây hoa phải không? (Đúng)
Hoa nó màu đỏ đúng không? (Đúng)
=> Đoán: Hoa hồng đỏ
Cây này có quả ăn được phải không? (Đúng)
Cây này có vị ngọt phải không? (Sai)
Cây này có quả nhỏ phải không (Đúng)
=> Đoán: Cây chanh
2. Tìm hiểu về cách đặt câu khiến
(1) Đọc và nhận xét về cách chuyển câu kể thành câu khiến dưới đây.
Câu kể: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Câu khiến:
a. Nhà vua hãy, / đừng, / chớ, / nên, / phải... hoàn gươm lại cho long vương!
b. Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi, / thôi, / nào, nhé,...
c. Đề nghị / xin, / mong nhà vua hoàn kiếm lại cho Long Vương
d. Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương! 2) Có những cách nào đế đặt câu khiến?
(2) Có những cách nào để đặt câu khiến?
(1) Nhận xét:
Câu a: thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,... vào trước động từ và cuối câu có dấu chấm than.
Câu b: thêm đi, thôi, nào, nhé,... vào cuối câu và có dấu chấm cuối câu.
Câu c: thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu và có dấu chấm cuối câu.
Câu d: giữ nguyên câu và đôi dấu chấm bằng dấu châm than.
(2) Những cách để đặt câu khiến: (ghi nhớ sgk)
1. Chuyển những câu kể sau thành câu khiến:
Câu kể | Câu khiến |
Nam đi học | |
Thanh đi lao động | |
Ngân chăm chỉ | |
Giang phấn đấu học giỏi |
=> Trả lời:
Câu kể | Câu khiến |
Nam đi học | Nam hãy đi học |
Thanh đi lao động | Thanh đi lao động thôi |
Ngân chăm chỉ | Ngân phải chăm chỉ |
Giang phấn đấu học giỏi | Giang phải phấn đấu học giỏi |
2. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau:
a. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai cái bút. Hãy nói với bạn một câu đê mượn bút.
b. Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bô của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn.
c. Em đang tìm nhà bạn thì gặp một chú từ nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú chỉ đường.
a. Bạn hãy cho mình mượn một chiếc bút nhé!
b. Nhờ cô chuyển máy cho bạn Lan giúp cháu ạ!
c. Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Lan ạ.
3. Chọn một tình huống đóng vai thực hành sử dụng câu khiến. Lớp bình chọn những cặp đóng vai tốt nhất
Ví dụ: Tình huống đi học nhặt được ví tiền
(Nhân vật: Trung, Nam, Ngọc)
Trung, Nam, Ngọc cùng nhau đến trường, bỗng Trung thấy ví tiền, cậu liền cầm lại cầm và nói:
- Nam, Ngọc lại đây tao bảo.
Nam và Ngọc cùng chạy lại, Ngọc lên tiếng:
- Chuyện gì, nói nhanh đi, đang sắp muộn học còn bày trò.
Trung vừa giơ chiếc ví từ tay ra và nói:
- Tao vừa nhặt được chiếc ví tiền đấy, bây giờ chúng ta làm gì bây giờ?
- Đưa đến đồn công an nộp - Nam nhanh nhảu đáp
Trung ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
- Đi thôi, đi nộp cho công an
Vậy là ba bạn chạy vội đền đồn công an trả chiếc ví cho người nhặt được rồi tới trường.
4. Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây rồi viết vào vở:
a. Câu cầu khiến có hãy ở trước động từ
b. Câu cầu khiến có đi hoặc nào ở cuối câu
c. Câu khiến có xin hoặc mong ở đầu câu
=> Trả lời:
a. Câu cầu khiến có hãy ở trước động từ
Nam hãy đi học đi đừng bỏ học nữa
Ngọc hãy gọi điện xin phép mẹ ở lại nhà tớ đi
Tuấn hãy trả cây bút cho bạn Lan đi.
b. Câu cầu khiến có đi hoặc nào ở cuối câu
Nam gọi điện cho bố đi.
Hiền hãy nói về sở thích của mình đi nào
c. Câu khiến có xin hoặc mong ở đầu câu
Xin bác hãy tha lỗi cho cháu lần này ạ!
Mong Lan nhanh khỏi ốm để đi học trở lại