Giải tiếng việt 4 VNEN bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Thiếu nhi dũng cảm. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Nói về một tâm gương thiếu nhi dũng cảm mà em biết

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 25B: Thiếu nhi dũng cảm

Quan sát bức tranh trong bài Gra-vốt ngoài chiến lũy và nói xem bạn nhỏ đang làm gì?

=> Trả lời:

a. Tấm gương thiếu nhi dũng cảm: Anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám đã làm ngọn đuốc sống phá hủy kho xăng của giặc.

b. Bạn nhỏ đang nhặt những bao đạn cho nghĩa quân trong khi chiến trận đang diễn ra ác liệt. 

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: Ga-vrốt ngoài chiến lũy

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 25B: Thiếu nhi dũng cảm

=> Trả lời:

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 25B: Thiếu nhi dũng cảm

4. Cùng luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(1) Ga-vrốt lại ra ngoài chiến lũy để làm gì?

(2) Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?

=> Trả lời:

(1) Khi cậu nghe thấy Ăng- giôn –ra nói chỉ còn mười phút nữa thì chiến lũy không còn quá mười viên đạn. Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn của bọn lính chết đưa vào tiếp tế cho nghĩa quân.

(2) Những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga – vrốt: bóng cậu thấp thoáng dưới làn mưa đạn, dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết ngoài chiến lũy, Cuốc – phây – rắc thét lên, giục cậu quay vào chiến lũy nhưng cậu vẫn nán lại để nhặt đạn, cậu phốc ra, lui, tới, cậu chơi trò ú tim với cái chết.

(3). Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?

a. Vì chú bé rất dũng cảm, không sợ chết.

b. Vì chú nhặt được rất nhiều đạn cho vào giỏ.

c. Vì chú bé có vẻ đẹp ẩn hiện và có sức mạnh khác thường.

d. Vì nghĩa quân thán phục chú bé tài giỏi.

(4) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt. Viết câu trả lời vào vở và đọc trong nhóm.

=> Trả lời:

(3). Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?

Đáp án: a. Vì chú bé rất dũng cảm, không sợ chết.

(4) Cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt: 

Ga – vrốt là một thiếu niên anh hùng, không sợ nguy hiểm đến thân mình. Dù là em bé sống lang thang trên đường phố, nhưng khi thấy nghĩa quân chiến đấu với bọn lính của chính quyền, em đã đứng về phía nghĩa quân, tự nguyện tham gia chiến đấu bằng cách đi lượm đạn về tiếp thêm cho nghĩa quân. Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt.

B. Hoạt động thực hành

1. Có thể dùng các câu văn sau để kết bài không? Vì sao?

a. Rồi đây, đến ngày mai xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em)

b. Em rất thích cây phượng này vì cây phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em)

=> Trả lời:
  • Có thể dùng các câu ở đoạn a để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn a, nói lên được tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài không mở rộng.

  • Có thể dùng các câu trong đoạn văn b để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn b, nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài mở rộng.

2. Quan sát một cây mà em yêu thích và trả lời câu hỏi:

  • Cây đó là cây gì?

  • Cây đó có ích lợi gì?

  • Em yêu thích, gắn bó với cây đó như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây gì đó?

=> Trả lời:

Ví dụ: Cây bàng

a. Cây được em quan sát là cây bàng trong sân trường em.

b. Lợi ích: mang lại bóng mát cho chúng em vào những trưa hè oi ả.

c. Cây bàng đã gắn bó cùng em trong suốt 4 năm học, chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của những cô cậu học trò. Có thể nói cây bàng là người bạn thân thiết với mỗi học sinh.

3. Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.

=> Trả lời:

Suốt nhiều năm qua, cây bàng giúp mọi người có chỗ vui chơi, chỗ tránh nắng tránh mưa, mang lại không khí trong lành cho ngôi trường. Bởi vậy, em xem cây bàng như người bạn thân thiết của mình. Mong rằng, cây bàng sẽ mãi xanh tươi, để luôn tỏa bóng mát và là người bạn đồng hành cùng những thế hệ học sinh dưới ngôi trường này.

4. Tìm các câu chuyện nói về lòng dũng cảm

=> Trả lời:

Ví dụ:

Đất nước Việt Nam đã trải qua hơn bốn nghìn năm dựng và giữ nước. Trong hành trình lịch sử ấy, có biết bao tấm gương đã anh dũng hi snh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Em đặc biệt ấn tượng với tấm gương dũng cảm của người anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng. Đó là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng em noi theo.

Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người đội trưởng đầu tiên của Đội, sinh năm 1928, người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhà anh rất nghèo. Cha bị chết vì nạn phu phen lao dịch của thực dân Pháp, mẹ tàn tật và người em họ mồ côi là Cao Sơn.

Từ bé, Kim Đồng đã có tinh thần yêu nước, căm ghét giặc Pháp. Vùng quê hương Kim Đồng là nơi có phong trào cách mạng rất sớm. Ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập có 5 đội viên và Kim Đồng được bầu là đội trưởng đầu tiên của Đội. Khi đó, anh mới 13 tuổi. Trong công tác, Kim Đồng luôn tỏ ra dũng cảm và có nhiều mưu trí.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ người em họ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943, khi anh 15 tuổi.

Dù đã hi sinh nhưng tấm gương của anh vẫn được đời đời các thế thiếu niên, nhi đồng của Việt Nam ghi ơn. Anh đã nhah trí và dũng cảm, cứu các đồng chí cán bộ thoát khỏi vòng vây của địch, bảo toàn được lực lượng cách mạng. Câu chuyện khiến em vô cùng xúc động. Em tự hứa với bản thân cần cố gắng nhiều hơn trong học tập, để đóng góp công sức nhỏ bé của mình nhằm xây dựng và góp phần bảo vệ đất nước thân yêu.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 2 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net