Giải tiếng việt 4 VNEN bài 25C: Từ ngữ về lòng dũng cảm

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Từ ngữ về lòng dũng cảm. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói về phẩm chất của mỗi người  trong ảnh

=> Trả lời:

Quan sát ảnh và đọc thông tin, em thấy:

  • Trần Quốc Toản là vị tướng Thiếu niên xuất chúng thời nhà Trần. Ông là một người có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

  • Anh Trần Văn Truyền là một thiếu niên anh dũng, giàu lòng nhân ái.

  • Bác Trương Xuân Phúc đã can trường, dũng cảm xả thân cứu hơn 300 hành khách trên đoàn tàu.

2. Tìm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây, viết lại vào vở:

(gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, dũng mãnh, lề phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.)

Những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm là: .........

=> Trả lời:

Những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, anh hùng, anh dũng, dũng mãnh, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.

3. Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây (bằng cách đánh dấu + vào ô bên phải hoặc bên trái) đế tạo thành những cụm từ có nghĩa

 

=> Trả lời:

4.  Điền từ ngừ đã cho thích hợp với mỗi chỗ trông để hoàn thành đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một ........ rất ........ Tuy không chiến đấu ở ........... , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức .............. Anh đã hi sinh, nhưng .......... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

(hiểm nghèo, người liên lạc, tấm gương, can đảm, mặt trận)

=> Trả lời:

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

B. Hoạt động thực hành

1. Dưới đây là hai đoạn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau?

a. Vườn nhà em có một cây hồng nhung rất đẹp.

b. Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa thược dược rực rỡ đủ màu, hoa cúc vàng tươi rực rỡ, hoa vi-ô-lét tim tím nhớ thương ... Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung.

=> Trả lời:

Điểm khác nhau ở hai cách mở bài là:

  • Cách mở bài a: Cách mở bài trực tiếp, tác giả giới thiệu ngay vào loài cây định tả

  • Cách mở bài b: Cách mở bài gián tiếp, tác giả nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu loài cây định tả.

2. Viết đoạn văn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho một trong ba bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa, theo gợi ý sau:

a. Đó là một cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b. Đó là một cây hoa mai ba em trồng trước sân nhà.

c. Đó là một cây dừa ở đầu xóm nhà em.

=> Trả lời:

Ví dụ mẫu:

a. Vậy là đã 4 năm kể từ ngày em bước vào học ở ngôi trường tiểu học Kim Liên. Trong bốn năm ấy, có rất nhiều thứ đã trở nên thân thuộc với em, nào là lớp học, sân trường, bồn hoa, cây cảnh... Nhưng có lẽ, thân thuộc nhất đó chính là cây phượng bĩ trồng giữa sân trường em bởi nó mang lại cho nhiều thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ.

b. Mỗi dịp xuân về, vườn hoa nhà em lại đua nhau khoe sắc và tỏa hương thơm ngào ngạt. Mỗi loài cây đều có một vẻ đẹp riêng, nhưng em thích nhất là cây mai mà ba trồng trước sân nhà. Cứ mỗi dịp tết, cây mai lại bung những cánh hoa vàng rực rỡ, khiến không khí xuân tràn ngập khắp nhà.

c. Quê hương em có biết bao điều tươi đẹp, bao nỗi niềm đáng nhớ. Đó là dòng sông êm đềm bên những triền cỏ xanh dẫn vào làng, là cánh đồng lúa chín đẹp như tấm thảm vàng ai đã dệt trên mảnh đất phì nhiêu. Nhưng đáng nhớ nhất với tuổi thơ em là cây dừa nơi đầu làng, nơi tụ họp của lũ trẻ con chúng em.

4. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:

a. Cây đó là cây gì?

b. Cây được trồng ở đâu?

c. Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào)?

d. Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào?

=> Trả lời:

Ví dụ mẫu: Cây mai

a. Cây đó là cây mai

b. Cây được trồng ở trong chậu cảnh đặt ngay trước sân nhà.

c. Cây mai do bố trồng nhân dịp tết Nguyên đán.

d. Khi nhìn cây mai em cảm thấy cây mai rất đẹp. Tuy nhỏ nhưng cây mai được cắt tỉa theo một khung nhất định, lá mai xanh mướt, những nụ mai đang dần hé nở để đón chào năm mới. Nhìn thấy cây mai sắp nở khiến em cảm nhận được không khí xuân đang ngập tràn.

4. Từ kết quả hoạt động 3, em hãy viết một đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả.

=> Trả lời:

Mỗi dịp xuân về, vườn hoa nhà em lại đua nhau khoe sắc và tỏa hương thơm ngào ngạt. Mỗi loài cây đều có một vẻ đẹp riêng, nhưng em thích nhất là cây mai mà ba trồng trước sân nhà. Cứ mỗi dịp tết, hoa mai lại bung những cánh vàng rực rỡ, khiến không khí xuân tràn ngập khắp nhà.

C. Hoạt động ứng dụng

Quan sát một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. Viết kết quả quan sát vào vở.

=> Trả lời:

Ví dụ: Cây nhãn

  • Thân cây: cây nhãn thân gỗ, không quá to, lớp vỏ có màu nâu sẫm, sẫn sùi, từ gốc cây đến ngọn cây cao chừng 3 mét.

  • Cành cây: Cây vải có nhiều cành lớn, mỗi cành tỏa ra một hướng tạo thành một chiếc ô tròn tỏa bóng mát.

  • Lá cây: xếp đều đặn hai bên cuống lá chung, mặt lá màu xanh đậm, lưng lá màu xanh nhạt, gân chính và gân phụ nổi rõ rệt

  • Hoa nhãn: mọc từng chùm màu trắng, cánh hoa li ti

  • Qủa nhãn: màu sạm, tròn, thịt quả nhãn màu trắng đục, ngọt thơm, bên trong có một hạt lớn màu đen... 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com