Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12: MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở LỢN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về đặc điểm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn.

Năng lực riêng:

  • Mô tả được đặc điểm của một số bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh, bệnh tụ huyết trùng).
  • Nêu được nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh, bệnh tụ huyết trùng).
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức phòng bệnh cho vật nuôi, cho con người trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh, bệnh tụ huyết trùng lợn.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tìm kiếm và đọc trước bài học trong SGK; tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh, bệnh tụ huyết trùng lợn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về bệnh trên vật nuôi (khái niệm, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng trừ).

- Kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.

  1. Nội dung: GV sử dụng hình ảnh phần dẫn nhập SGK tr.63 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bệnh, nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh trên lợn.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần dẫn nhập:

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

+ Có những bệnh phổ biến nào trên lợn?

+ Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó?

+ Có những biện pháp nào để phòng, trị bệnh hiệu quả?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Công nghệ 11 để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Những bệnh phổ biến trên lợn: lở mồm long móng, tiêu chảy ở lợn, cầu trùng,...

+ Nguyên nhân gây ra các loại bệnh do: Virus Aphthovirus, Virus Coronavirus, Virus Isospora suis,...

+ Những biện pháp để phòng, trị bệnh hiệu quả:

  • Chuồng trại cần được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.
  • Thức ăn cho heo cần được kiểm định chất lượng.
  • Kết hợp Men tiêu hóa cho lợn Mega Men để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh E.coli.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 12 – Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bệnh dịch tả lợn cổ điển

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về bệnh dịch tả lợn cổ điển.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh, video lợn bị bệnh tả cổ điển và hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I.1 trong SGK tr 63 để trả lời câu hỏi:

https://youtu.be/pf1H8jUgDdY

(0:05 - 0:52; 1:17 – 1:40)

 Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh.

- GV chiếu video và yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I.2 trong SGK trang 63 SGK và thảo luận thực hiện:

https://youtu.be/pf1H8jUgDdY  (1:43 – 2: 55)

+ Đề xuất một số việc nên làm để đề phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển phù hợp với thực tiễn ở địa phương em.

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu nội dung mục Thông tin bổ sung trong SGK, thảo luận với các bạn để mô tả các triệu chứng của bệnh dịch tả lợn cổ điển.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về đặc điểm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh tả lợn cổ điển.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS các trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về bệnh dịch tả lợn cổ điển.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Bệnh dịch tả lợn cổ điển

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh dịch tả lợn cổ điển (classical swine fever) có khả năng lây qua đường tiêu hoá, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước.

- Nguyên nhân gây bệnh là virus. Virus có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao.

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

- Cần giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì.

- Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về bệnh tai xanh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh tai xanh
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II trong SGK và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về bệnh tai xanh.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh tai xanh
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh, video lợn bị bệnh tai xanh và hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục II.1 trong SGK tr 64 để trả lời câu hỏi:

https://youtu.be/AbEt0zhbwec  (3:59 - 5:51)

 

 Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở lợn.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 12.1 và nghiên cứu nội dung mục Thông tin bổ sung trong SGK, thảo luận với các bạn để mô tả các triệu chứng của bệnh tai xanh.

- GV chiếu video về cách phòng chống bệnh tai xanh ở lợn và yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục II.2 trong SGK trang 63 SGK để thảo luận thực hiện:

Vì sao khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại?

https://youtu.be/_ZyAuG3Ah2M (8:39 – 10:40)

- GV giải thích cho HS hiểu rõ một số thuật ngữ như “cùng vào – cùng ra” : Là tất các heo cùng lứa hoặc cùng nhóm phải cùng nuôi nhốt ở cùng khu vực, cùng thời gian.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục II và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về đặc điểm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh tai xanh ở lợn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS các trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về bệnh tai xanh ở lợn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

II. Bệnh tai xanh

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn.

- Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả.

- Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

- Luôn giữ chuồng trại khô thoảng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì, thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi "cùng vào – cùng ra”.

- Thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch khuyến cáo.

b) Trị bệnh

- Khi phát hiện vật nuôi bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Không được tắm cho lợn bị bệnh, sử dụng Sorbitol đề giải độc gan, thận cho lợn: có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng để điều trị.

- Khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại vì để dự phòng dịch bệnh, việc tiêm vaccine mũi nhắc lại là việc làm cần thiết. Nếu tiêm nhắc lại định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch cho lợn.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng lợn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng lợn.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III trong SGK và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về bệnh tụ huyết trùng lợn.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng lớn.
Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay