Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG VI: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
BÀI 21: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
Sau bài học này, HS sẽ:.
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát video
(https://youtu.be/Bws6A3s3O6Y?si=p8z0yuZiCabfzCWF 0:00 - 3:28) và trả lời các câu hỏi sau:
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân nào gây ra? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với vật nuôi và con người? Cần phải làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I.1 trong SGK, nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu, trả lời Khám phá mục I SGK trang 110 Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương em.. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu, thảo luận thông tin mục I SGK trang 109 - 110 và trả lời Khám phá - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận và trả lời Khám phá mục I SGK trang 110 - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV mở rộng: Tổ chức cho HS liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương để nhận xét, đề xuất các biện pháp cải tiến, khắc phục - GV chuyển sang hoạt động mới. | I. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 1. Chất thải chăn nuôi - Chất thải chăn nuôi bao gồm: chất thải của vật nuôi, thức ăn thừa, bao bì đựng thức ăn, chất thải thú y, độn lót chuồng nuôi. - Chất thải này gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước và không khí. 2. Xác vật nuôi - Việc xử lí và tiêu huỷ đúng quy định xác vật nuôi chết là cần thiết trong chăn nuôi để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh. Trả lời Khám phá mục I SGK trang 110 Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Chất thải chăn nuôi chưa được thu gom, xử lí đúng quy định. Xác vật nuôi chưa được thu gom đúng cách, xử lí đúng quy định. Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương em: Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken (kim loại nặng)... và các vi sinh vật gây hại khác gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm. Ô nhiễm từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái như: E. Coli, Salmonella, Streptococcus faecalis, Enterobacteria… |
Hoạt động 2.Tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS nghiên cứu mục II SGK nêu tác hại của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đối với vật nuôi, con người, hiệu quả chăn nuôi và hệ sinh thái - GV cho HS thảo luận nhóm trả lời Khám phá mục II SGK trang 110: Vì sao cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thảo luận mục II trả lời Khám phá - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trả lời Khám phá - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. | II. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi - Chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi. - Chất thải và xác vật nuôi có chứa vi sinh vật gây hại, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng nguy cơ mắc bệnh và phát tán dịch bệnh, giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi. - Chất thải chăn nuôi có chứa ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác, gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái. Trả lời Khám phá mục II SGK trang 110 Cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì: - Giảm tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh. - Giảm các chi phí phòng, trị bệnh. - Tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi. - Ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm đất và không khí. - Ngăn chặn ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, tránh làm mất cân bằng sinh thái. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác