Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các phương pháp nhân giống vật nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần dẫn nhập :
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh em vừa quan sát mô tả phương pháp chọn phối cùng giống hay phương pháp chọn phối khác giống? Mục đích của cách chọn phối này?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Công nghệ 7 để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Đây là hình ảnh mô tả phương pháp chọn phối khác giống.
+ Mục đích của phương pháp này:
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Nhân giống vật nuôi.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SHS, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về nhân giống thuần chủng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khái niệm giống thuần chủng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 5.1 SHS tr.28 và trả lời câu hỏi: + Giống thuần chủng (giống thuần) là gì? + Nhân giống thuần chủng là gì? - GV hướng dẫn HS đọc thêm thông tin về giống lợn Móng Cái SHS tr.28 và trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về giống lợn này. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV rút ra kết luận về khái niệm giống thuần chủng. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng 1.1. Khái niệm giống thuần chủng - Giống thuần chủng (giống thuần): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước. - Nhân giống thuần chủng: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống thuần chủng để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo. |
Nhiệm vụ 2: Mục đích của nhân giống thuần chủng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục I.2 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: + Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng. + Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào? - GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế để trả lời câu hỏi: Sử dụng internet, sách, báo,...để tìm hiểu vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cặp đôi, hoạt động nhóm để tìm hiểu về mục đích của nhân giống thuần chủng. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV rút ra kết luận về mục đích nhân giống thuần chủng. - GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1.2. Mục đích của nhân giống thuần chủng - Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm. - Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội. - Phát triển số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành. - Một số đối tượng vật nuôi áp dụng được phương pháp nhân giống thuần chủng: lợn ỉ, lợn cỏ, gà Hồ, gà Tre,...
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về lai giống
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II trong SHS, kết hợp phân tích hình 5.3, yêu
cầu HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV rút ra kết luận về lai giống.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khái niệm lai giống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1, SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: + Nêu khái niệm lai giống và cho ví dụ. + Mục đích của lai giống là gì? - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 5.3 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai trong các phép lai của Hình 5.3. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
| 2. Tìm hiểu về lai giống 2.1. Khái niệm lai giống - Lai giống: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau. - Mục đích của lai giống: bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con. - Đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai (hình 5.3): bố mẹ khác giống, đời con sinh ra không còn là những cá thể thuộc giống thuần mà là con lai mang các đặc tính di truyền được kết hợp từ cả hai giống bố và mẹ. |
-----------------Còn tiếp------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác