Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 20: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi
  • Chế biến được một số sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp đơn giản
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vai ¡trò của bảo quản, chế biến; các phương pháp bảo quản và chế biến các sản phẩm chăn nuôi; mối quan hệ giữa bảo quản với chế biến và giữa bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi với sức khỏe con người.

Năng lực công nghệ:

  • Nêu được vai trò của bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.
  • Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.
  • Chế biến được một số sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về vai trò của chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi với đời sống con người, nền kinh tế quốc dân.
  • Có ý thức sử dụng thực phẩm an toàn và phát triển chăn nuôi bền vững,
  • Nhận thức được sở thích của bản thân và sự phù hợp với ngành công nghệ thực phẩm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học
  • Nguyên liệu và dụng cụ thực hành tương ứng ở các nội dung:
  • Thực hành làm bơ từ sữa
  • Dụng cụ: 1 chậu to, 1 chậu nhỏ, máy đánh trứng
  • Nguyên liệu: 500mL sữa full cream (sữa béo) hoắc whipping cream (hàm lượng chất béo phải trên 35%) đã làm lạnh trước, nước đá lạnh, muối tinh khiết.
  • Thực hành làm nem chua
  • Dụng cụ: Dao, kéo, thớt, chậu, đũa, đĩa, bát.
  • Nguyên liệu: 1 kg thịt lợn (chọn phần lạc mông); 200g bì lợn; 100g thính gạo; hai củ tỏi, ớt (có thể có hoặc không tùy theo sở thích của mỗi người); lá chuối; gia vị: đường, muối, hạt tiêu, nước mắm, bột ngọt, bột năng, lá đinh lăng hoặc lá ổi, giấy bóng, dây chun.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  • Nguyên liệu và dụng cụ thực hành tương ứng ở các nội dung:
  • Thực hành làm bơ từ sữa
  • Dụng cụ: 1 chậu to, 1 chậu nhỏ, máy đánh trứng
  • Nguyên liệu: 500mL sữa full cream (sữa béo) hoắc whipping cream (hàm lượng chất béo phải trên 35%) đã làm lạnh trước, nước đá lạnh, muối tinh khiết.
  • Thực hành làm nem chua
  • Dụng cụ: Dao, kéo, thớt, chậu, đũa, đĩa, bát.
  • Nguyên liệu: 1 kg thịt lợn (chọn phần lạc mông); 200g bì lợn; 100g thính gạo; hai củ tỏi, ớt (có thể có hoặc không tùy theo sở thích của mỗi người); lá chuối; gia vị: đường, muối, hạt tiêu, nước mắm, bột ngọt, bột năng, lá đinh lăng hoặc lá ổi, giấy bóng, dây chun.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý về Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có liên quan đến nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi mở đầu
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:

Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi nhằm mục đích gì? Các sản phẩm chăn nuôi thường được bảo quản, chế biến bằng những phương pháp nào? Tại sao từ một loại thịt lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm với hương vị, màu sắc khác nhau?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bảo quản sản phẩm chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được khái niệm, vai trò của bảo quản sản phẩm chăn nuôi và trình bày được nguyên lí, phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh) và công nghệ xử lí nhiệt độ cao.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc nghiên cứu nội dung mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi Khám phá
  3. Sản phẩm:
  • Khái niệm, vai trò của bảo quản sản phẩm chăn nuôi
  • Nguyên lí, phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh) và công nghệ xử lí nhiệt độ cao.
  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khái niệm và vai trò của bảo quản các sản phẩm chăn nuôi

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I.1 trong SGK, thảo luận trình bày được khái niệm bảo quản sản phẩm chăn nuôi, giải thích được vai trò của bảo quản các sản phẩm chăn nuôi.

- HS liên hệ thực tiễn để đánh giá tình hình bảo quản thịt, trứng, sữa ở gia đình, địa phương mình và cho biết điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động bảo quản sản phẩm chăn nuôi ở gia đình mình.

* Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I.2 trong SGK, quan sát Hình 20.2 - 5; phân biệt được bảo quản lạnh, cấp đông và xử lí nhiệt độ cao, nguyên lí, ứng dụng và kĩ thuật của từng phương pháp.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 99:

+ Quan sát Hình 20.1 và nêu tóm tắt các bước bảo quản sữa tươi từ trang trại đến cơ sở chế biến sữa.

+ Vì sao phương pháp bảo quản lạnh đông lại có thể bảo quản được thịt trong thời gian dài?

+ Quan sát Hình 20.4 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp thanh trùng.

+ Quan sát Hình 20.5 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng. Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng. Phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu, thảo luận thông tin mục I SGK trang 98-100 và trả lời Khám phá

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận và trả lời Khám phá mục I SGK trang 98-100

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng

1. Khái niệm và vai trò của bảo quản các sản phẩm chăn nuôi

- Bảo quản sản phẩm chăn nuôi là áp dụng các biện pháp để làm chậm quá trình hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà chất lượng vẫn đảm bảo ở các sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...).

- Bảo quản sản phẩm chăn nuôi có vai trò nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng năng xuất khẩu, tăng năng lực cho ngành chế biến, ổn định giá cả và đảm bảo cung ứng kịp thời cho thị trường khi thiếu hụt.

2. Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi

a) Công nghệ bảo quản lạnh

- Nguyên lí bảo quản lạnh: nhiệt độ thấp ức chế hoạt động của vi sinh vật, chậm quá trình sinh hoá của sản phẩm.

- Phương pháp bảo quản lạnh: hạ nhiệt độ sản phẩm xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường nhưng lớn hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm. Áp dụng trong thời gian ngắn, dùng cho nhiều loại sản phẩm chăn nuôi như sữa, thịt, trứng,...

- Phương pháp bảo quản lạnh đông: hạ nhiệt độ sản phẩm xuống thấp hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm (dưới 0°C). Áp dụng trong thời gian dài, chủ yếu cho bảo quản thịt.

Trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 99:

Các bước bảo quản sữa tươi từ trang trại đến cơ sở chế biến sữa:

- Bước 1: Sữa sau khi vắt được lọc để loại bỏ tạp chất, đưa về bồn chứa.

- Bước 2: Sữa được bảo quản trong bồn lạnh hoặc thùng lạnh chuyên dụng.

- Bước 3: Dùng xe chuyên dụng có hệ thống làm lạnh để vận chuyển sữa đến cơ sở chế biến.

Phương pháp bảo quản lạnh đông lại có thể bảo quản được thịt trong thời gian dài vì:

Phương pháp bảo quản lạnh đông lại có thể bảo quản được thịt trong thời gian dài vì phương pháp này nhiệt độ được hạ xuống thấp hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm.

b) Công nghệ xử lí nhiệt độ cao

- Nguyên lí: Nâng nhiệt độ sản phẩm chăn nuôi để ức chế hoặc ngừng các quá trình sinh hoá và hoạt động của vi sinh vật trong sản phẩm chăn nuôi để kéo dài thời gian sử dụng.

- Thanh trùng sữa

- Tiệt trùng sữa

- Sữa tiệt trùng có thể bảo quản từ 3 đến 6 tháng hoặc lâu hơn.

Trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 100:

Bảo quản tươi bằng phương pháp thanh trùng:

- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: sơ chế, tiêu chuẩn hóa.

- Bước 2: Thanh trùng: nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây

- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.

- Bước 4: Bảo quản: bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC.

Các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng:

Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: Tiến hành sơ chế, tiêu chuẩn hóa.

Bước 2: Tiệt trùng: Nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây.

Bước 3: Đóng gói: Hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.

Bước 4: Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng:

(Nội dung sản phẩm - dưới HĐ)

 

Sản phẩm dự kiến

So sánh

Phương pháp thanh trùng

Phương pháp tiệt trùng

Giống nhau

- Đóng gói hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC.

Khác nhau

- Nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây.

- Bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC.

- Nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây.

- Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

 

Phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.

 

Sữa tươi thanh trùng

Sữa tươi tiệt trùng

Khái niệm

Là sữa tươi mới vắt được xử lý ở nhiệt độ thấp 72 - 90oC trong khoảng 15 - 30 giây, giữ lại những lợi khuẩn trong sữa. Sau đó được làm lạnh đột ngột xuống 4 độ C và được đóng gói vào bao bì.

Sữa tươi thanh trùng cần được bảo quản lạnh ở nhiệt độ khoảng 2 - 6oC liên tục nhằm khống chế vi khuẩn phát triển và được sử dụng trong thời gian ngắn khoảng 7 - 10 ngày.

Là sữa tươi được xử lý ở nhiệt độ cao từ 138 - 141oC trong 2 - 4 giây, làm mất hại khuẩn và lợi khuẩn trong sữa. Sau đó được làm lạnh nhanh và đóng gói trong bao bì tiệt trùng đặc biệt.

Sữa tươi tiệt trùng có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường, trong thời gian 6 tháng đến 1 năm.

Hàm lượng dinh dưỡng

Vitamin tự nhiên trong sữa cao.

Lớp váng sữa tự nhiên có nhiều khoáng chất (Ca, Na, K,...),protein, canxi và các vitamin A, E, B1, B2, C, PP...

Không thêm hương liệu, chỉ có mùi vị sữa bò căn bản.

Vitamin tự nhiên trong sữa thấp hơn so với sữa tươi thanh trùng.

"Rộng" dinh dưỡng hơn vì có thể bổ sung nhiều loại vi chất khác như DHA, selen,...

Có nhiều hương vị để lựa chọn: dâu, socola,...

Đối tượng sử dụng

Trẻ trên 24 tháng tuổi (vì khó tiêu hóa hơn).

Trẻ trên 12 tháng tuổi.

Ưu điểm

Tự nhiên.

Nguyên lành.

Dinh dưỡng trọn vẹn.

Giữ nguyên hương vị.

Bảo quản được lâu.

Sử dụng tiện lợi.

Giá rẻ hơn (vì sản xuất được số lượng nhiều).

Nhược điểm

Thời gian sử dụng ngắn.

Giá thành cao.

Đòi hỏi cao hơn về nguyên liệu đầu vào.

Phải bảo quản lạnh liên tục.

Không đảm bảo vệ sinh ATTP và dinh dưỡng nếu quy trình sản xuất không đạt chuẩn.

Giảm chất dinh dưỡng tự nhiên trong sữa nguyên liệu.

Dễ bị biến tướng thành hàng giả, kém chất lượng từ sữa bột pha với nước và hương liệu.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về chế biến sản phẩm chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được chế biến sản phẩm chăn nuôi
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc nghiên cứu nội dung mục II trong SGK và trả lời các câu hỏi Khám phá
  3. Sản phẩm: Chế biến sản phẩm chăn nuôi
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khái niệm và vai trò của chế biến sản phẩm chăn nuôi

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục II.1 trong SGK, thảo luận trình bày được khái niệm và vai trò của chế biến sản phẩm chăn nuôi

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời Khám phá mục II.1 SGK trang 101:

Nêu vai trò của việc chế biến sản phẩm chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn chế biến sản phẩm chăn nuôi ở gia đình em.

* Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm chăn nuôi

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục II.2 trong SGK, quan sát Hình 20.6 - 7;

 

II - Chế biến sản phẩm chăn nuôi

1. Khái niệm và vai trò của chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Chế biến sản phẩm chăn nuôi là áp dụng các phương pháp để chuyển các nguyên liệu tươi thành sản phẩm thực phẩm cho con người sử dụng.

Trả lời Khám phá mục II.1 SGK trang 101:

- Vai trò của việc chế biến sản phẩm chăn nuôi:

+ Nâng cao giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

+ Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm

+ Tăng giá trị kinh tế.

- Liên hệ thực tế tại gia đình em:

+ Nâng cao giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

+ Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm

2. Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm chăn nuôi

a) Công nghệ sản xuất thịt hộp

- Nguyên lí: Nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein, thay đổi tính chất vật lí của sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có hương vị mới.

- Các sản phẩm chế biến bằng nhiệt: thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích,...

 

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay