Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài: Ôn tập chương VI

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài Ôn tập chương VI. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP CHƯƠNG VI

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống được các kiến thức chương VI – Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
  • Trả lời được các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
    • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
    • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
    • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu, nâng cao kiến thức về công nghiệp.
  • Năng lực công nghệ:
  • Hệ thống được các kiến thức đã học về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
  • Vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn gia đình, địa phương.
  • Có ý thức tìm hiểu và thể hiện được sự yêu thích đối với các hoạt động liên quan đến công nghệ chăn nuôi
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung kiến thức chương VI.
  1. Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hệ thống kiến thức đã học trong chương VI; tạo tâm thế hứng thú cho học sinh.
  3. Nội dung: GV phát giấy Ao, HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức đã học trong chương VI
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thiện sơ đồ tư duy
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành các nhóm, phát giấy Ao, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy hệ thống các kiến thức đã học chương VI. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thiện sơ đồ tư duy

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi phần, GV mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét.

Sơ đồ tư duy gợi ý:

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá sơ đồ tư duy của HS, nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm, dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập chương VI.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua làm bài ôn tập chương VI.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để hoàn thành Câu hỏi 1 – 4 SGK trang 117.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả làm Câu hỏi 1 – 4 SGK trang 117.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm Câu hỏi 1 – 4 SGK trang 117:

  1. Trình bày sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
  2. Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và biện pháp khắc phục. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
  3. Mô tả một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
  4. Nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi. Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

  1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì:
  • Chăn nuôi phát thải tới 18% tổng số khí nhà kính, là một trong những nhân tố chính tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi toàn cầu.
  • Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng sức khỏe của vật nuôi và lây lan dịch bệnh.
  • Chất thải chăn nuôi chưa được xử lí đúng kĩ thuật, làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
  • Chăn nuôi phát thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:

+ Chất thải chăn nuôi

+ Xác vật nuôi

- Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:

+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt.

+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi

+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.

+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.

  1. Mô tả một số biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi:

+ Khí sinh học và hố sinh học: chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi, hố lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí.

+ Ủ phân compost: chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng.

+ Xử lí nhiệt: sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo.

+ Lọc khí thải: vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài

- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi:

  • Sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) cho vật nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi.
  • Chăn nuôi có đệm lót vi sinh.
  • Sử dụng các chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi.

- Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em:

  • Địa phương nên áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa thức ăn và giảm lượng phát sinh chất thải.

Ngoài ra có thể áp dụng chăn nuôi có đệm lót vi sinh: Lớp đệm có ủ với men vi sinh có lợi. Các loại vi sinh vật có lợi sinh trưởng, sinh sản trong lớp đệm lót sẽ

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài: Ôn tập chương VI

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài Ôn tập chương VI, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay