Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài Bảo quản thức ăn chăn nuôi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi.
  • Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi
  1. Năng lực

Năng lực chung:  Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi và một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi

Năng lực công nghệ:

  • Mô tả được một số phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi.
  • Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về một số phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi và một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, tình huống thực tế liên quan đến một số phương pháp bảo quản thức ăn sẽ kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú trong bài học
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi mở đầu
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:

 Bảo quản thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì? Người ta thường bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng những phương pháp nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Bảo quản thức ăn chăn nuôi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của bảo quản thức ăn chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm và ý nghĩa của bảo quản thức ăn chăn nuôi.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc nghiên cứu mục I SGK.
  3. Sản phẩm: Khái niệm và ý nghĩa của bảo quản thức ăn chăn nuôi
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I trong SGK, phân tích ý nghĩa của bảo quản thức ăn chăn nuôi. Từ đó, đưa ra khái niệm về bảo quản thức ăn chăn nuôi.

- GV cho HS thảo luận, trình bày về vai trò của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu, thảo luận thông tin mục I SGK trang 52

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Khái niệm và ý nghĩa của bảo quản thức ăn chăn nuôi

- Bảo quản thức ăn chăn nuôi là quá trình xử lí nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình giảm chất lượng hoặc hư hỏng thức ăn trong khoảng thời gian nhất định.

- Các phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi thường làm giảm quá trình oxi hóa của lipid; ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm men, nấm mốc gây hại; hạn chế sự phá hoại của sâu, mọt và các loài gặm nhấm.

 

Hoạt động 2. Phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số phương pháp bảo quản
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS nghiên cứu mục II, quan sát Hình 9.1 – 9.4, trả lời Khám phá mục II.2, II.3 SGK trang 52 – 54.
  3. Sản phẩm: Phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi; Câu trả lời Khám phá mục II.2, II.3 SGK trang 52 – 54.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho

- GV cho HS nghiên cứu mục I.1 SGK, quan sát Hình 9.1, yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Kho bảo quản thức ăn chăn nuôi cần phải như thế nào?

+ Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho cần lưu ý những vấn đề gì?

* Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô

- GV cho HS nghiên cứu mục II.2 SGK, quan sát Hình 9.2, tìm hiểu về nguyên lí, cách làm và ý nghĩa của bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.

- GV cho HS thảo luận nhóm trả lời Khám phá mục II.2 SGK trang 53:

Theo em việc làm khô thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì? Ở gia đình, địa phương em loại thức ăn chăn nuôi nào thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô?

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.3 và trả lời Khám phá mục II.2 SGK trang 53:

Quan sát Hình 9.3 và mô tả các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô

* Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi

GV cho HS nghiên cứu mục II.3a SGK trang 53, thảo luận trả lời các câu hỏi:

 

II. Phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi

1. Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho

- Kho bảo quản thức ăn chăn nuôi phải thoảng, mát, ngăn chặn được chuột, kiến, gián và thuận tiện cho việc cơ giới hóa quá trình xuất và nhập kho.

- Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Đối với thức ăn đổ rời (thóc, ngô,...), sàn kho phải được lót bạt chống ẩm, thức ăn đổ vào kho phải gọn, đổ đủ độ cao từ trong ra ngoài, đặt thông hơi tại các vị trí định sẵn khi đổ thức ăn

+ Đối với thức ăn đóng bao, chất liệu làm bao phải đủ bền, an toàn, có khả năng chống ẩm, các bao thức ăn phải được xếp lên kệ, không kê sát tường, không để lẫn bao thức ăn cũ và mới

2. Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô

- Nguyên lí: Lượng nước trong thức ăn chăn nuôi còn 10 – 15% sẽ kìm hãm hoạt động các enzyme có trong tế bào thực vật và sự phân hủy vi sinh vật

- Cách làm: Tiến hành phơi hoặc sấy để làm giảm lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi

- Ý nghĩa: Dễ thực hiện, ít tốn kém và thuận lợi cho việc bảo quản.

Trả lời Khám phá mục II.2 SGK trang 53

Làm khô thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích bảo quản thức ăn được lâu

- Địa phương em, loại thức ăn chăn nuôi thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô là cỏ.  

Trả lời Khám phá mục II.2 SGK trang 53

Các bước bảo quản rơm làm thức ăn cho trâu, bò bằng kiềm hóa và làm khô:

- Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng

- Ngâm rơm khô với nước vôi (1%)

- Rửa rơm cho sạch nước vôi

- Phơi, sấy rơm

- Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng

3. Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi

a) Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc sinh học

 

----------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài Bảo quản thức ăn chăn nuôi, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay