Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC VẬT NUÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài vật nuôi phổ biến.
  • Thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến và một số loại vật nuôi đặc trưng của địa phương.

Năng lực công nghệ:

  • Mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến.
  • Thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt việc nuôi dưỡng, và chăm sóc gà đẻ trứng, lợn thịt, bò sữa.
  • Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. Khi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, vật nuôi sẽ khỏe mạnh, đẻ nhiều, lớn nhanh, nhiều sữa, tiết kiệm thức ăn.... từ đó cung cấp nhiều thực phẩm chất lượng cao cho con người, bảo vệ được đàn vật nuôi và môi trường.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học
  • Nguyên liệu và dụng cụ thực hành tương ứng ở các nội dung:
  • Làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò
  • Dụng cụ: khuôn bánh (có thẻ bằng nhựa, inox....). cân (chính xác đến gram), xô, chậu nhựa, thùng đựng nước. thia trộn, chày nén,...
  • Có nhiều loại nguyên liệu, công thức phối trộn khác nhau để làm bánh dinh dưỡng bổ sung khoáng cho trâu. bò. Công thức sử dụng các nguyên liệu đơn giản để sản xuất bánh dinh dưỡng (1kg) bổ sung khoáng cho trâu, bò (Bảng 17.2).
  • Làm thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh
  • Dụng cụ: nồi, chảo, bếp, dụng cụ nghiền (chày, cối hoặc máy xay sinh tố,...) cân (chính xác đến gram), chậu nhựa, thìa trộn, chày nén,...
  • Nguyên liệu: vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến hoặc vỏ ngao, sỏi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  • Nguyên liệu và dụng cụ thực hành tương ứng ở các nội dung:
  • Làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò
  • Dụng cụ: khuôn bánh (có thẻ bằng nhựa, inox....). cân (chính xác đến gram), xô, chậu nhựa, thùng đựng nước. thia trộn, chày nén,...
  • Có nhiều loại nguyên liệu, công thức phối trộn khác nhau để làm bánh dinh dưỡng bổ sung khoáng cho trâu. bò. Công thức sử dụng các nguyên liệu đơn giản để sản xuất bánh dinh dưỡng (1kg) bổ sung khoáng cho trâu, bò (Bảng 17.2).
  • Làm thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh
  • Dụng cụ: nồi, chảo, bếp, dụng cụ nghiền (chày, cối hoặc máy xay sinh tố,...) cân (chính xác đến gram), chậu nhựa, thìa trộn, chày nén,...
  • Nguyên liệu: vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến hoặc vỏ ngao, sỏi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có liên quan đến nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi mở đầu
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:

Thế nào là nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi? Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, lợn thịt và bò sữa cần chú ý những vấn đề gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc nghiên cứu mục I SGK, quan sát hình 17.1 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Chuồng nuôi và mật độ nuôi

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I.1 trong SGK, phân tích các yêu cầu về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Chuồng nuôi gà đẻ trứng có yêu cầu gì đặc biệt?

+ Mật độ nuôi gà như thế nào là phù hợp?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời Kết nối năng lực mục I.1 SGK trang 84:

Theo em, nếu chuồng nuôi không yên tĩnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến gà đẻ trứng?

* Thức ăn và cho ăn

GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I.2 trong SGK, trả lời câu hỏi Thức ăn cho gà đẻ trứng có gì đặc biệt? vì sao?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 84:

Tại sao nên cho gà đẻ trứng ăn tự do bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến nghiền nhỏ?

* Chăm sóc gà đẻ trứng

GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I.3 trong SGK, tìm hiểu chăm sóc gà đẻ trứng gồm những công việc gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu, thảo luận thông tin mục I SGK trang 84 và trả lời Khám phá, Kết nối năng lực

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận và trả lời Kết nối năng lực, Khám phá mục I SGK trang 84

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng

1. Chuồng nuôi và mật độ nuôi

- Chuồng nuôi gà đẻ cần được làm ở vị trí yên tĩnh và có đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng.

- Đẻ cần được bố trí và thiết kế sao cho chắc chắn, thu trứng thuận lợi và không gây vỡ trứng.

- Mật độ nuôi gà đẻ trứng trung bình từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng (đối với nuôi trên nền).

- Nên điều chỉnh mật độ nuôi tùy thuộc vào mùa và điều kiện thời tiết.

Trả lời Kết nối năng lực mục I.1 SGK trang 84

Nếu chuồng nuôi không yên tĩnh sẽ ảnh hưởng đến gà đẻ trứng vì:

Gà thường nhút nhát, dễ bị hoảng sợ bởi tiếng động.

Khi bị kích động bởi tiếng động của khu vực xung quanh như: mưa, gió, sấm chớp, tiếng rơi vỡ của đồ vật.. thì chúng chạy dồn về góc chuồng, kêu ầm ĩ và lo lắng khả năng giữ trứng của mình.

2. Thức ăn và cho ăn

- Thức ăn cho gà đẻ trứng cần đầy đủ dinh dưỡng, protein 15 - 17%, calcium 3 - 3.5% để tạo vỏ trứng.

- Gà nên được cho ăn 2 lần/ngày với máng ăn và uống riêng biệt, bổ sung bột vỏ trứng, bột xương và cho gà uống nước sạch tự do.

Trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 84:

Gà đẻ trứng ăn tự do bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến nghiền nhỏ để bổ sung canxi (calcium), giúp vỏ trứng dày, bảo vệ trứng.

3. Chăm sóc gà đẻ trứng

- Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

- Duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, ánh sáng yếu và chiếu sáng từ 14 đến 16h/ngày.

- Quan sát đàn gà, tách các cá thể bị ốm ra khỏi đàn để điều trị, tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.

- Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày vào những thời điểm nhất định.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong mục II SGK, hoàn thành câu hỏi Khám phá
  3. Sản phẩm: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, cho HS nghiên cứu mục II SGK, quan sát Hình 17.2, 17.3; bảng 17.1 hoàn thành nhiệm vụ sau:

- Vòng chuyên gia:

Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu Chuồng nuôi và mật độ nuôi lợn thịt

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về thức ăn và cho lợn thịt ăn

+ Nhóm 3: Tìm hiểu cách Chăm sóc lợn thịt

Yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm mình một lượt, như là chuyên gia.

- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

+ Thành lập nhóm mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia

+ Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

+ Nhóm mảnh ghép thảo luận và trả lời Khám phá mục II.2 SGK trang 86:

Vì sao khẩu phần ăn của lợn ở các giai đoạn khác nhau lại khác nhau?

Khám phá mục II.3 SGK trang 86:

Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương, nêu một số biện pháp chống nóng cho lợn thịt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thảo luận mục II theo nhóm, quan sát Hình 17.2, 17.3; bảng 17.1 hoàn thành nhiệm vụ, trả lời Khám phá

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, trả lời Khám phá

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

II. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt

1. Chuồng nuôi và mật độ nuôi

- Chuồng nuôi lợn thịt thường có nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.

- Diện tích nền xi măng chiếm khoảng 1/3 diện tích chuồng.

- Phương thức nuôi này tiên tiến, giảm ô nhiễm môi trường, chống nóng hiệu quả trong mùa hè.

2. Thức ăn và cho ăn

- Cần cung cấp thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển và đặc điểm sinh lý của lợn.

- Thức ăn cần an toàn vệ sinh và không chứa nấm mốc và độc tố.

- Có 2 cách cho lợn ăn: tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể hoặc cho ăn tự do với máng ăn tự động.

- Cho lợn uống nước sạch theo nhu cầu bằng vòi uống tự động.

Trả lời Khám phá mục II.2 SGK trang 86

Khẩu phần ăn của lợn ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau do sự phát triển mỗi giai đoạn là khác nhau và đặc điểm sinh lí ở các giai đoạn cũng khác nhau.

Ví dụ, lợn ở giai đoạn nhỏ cần thức ăn có hàm lượng protein cao hơn so với các giai đoạn sau.

3. Chăm sóc lợn thịt

- Đảm bảo chuồng nuôi lợn thịt luôn ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, chống rét và chống nóng bằng các biện pháp thích hợp.

- Hằng ngày làm vệ sinh chuồng, máng ăn, máng uống sạch sẽ.

- Thường xuyên quan sát đàn lợn, tách các cá thể bị ốm để điều trị.

- Tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.

Trả lời Khám phá mục II.3 SGK trang 86:

- Nền chuồng bằng bê tông, mỗi ô nuôi cần có bể nước tắm, nhưng không quá bẩn.

- Lợp mái mũi hoặc mái chồng để lưu thông không khí.

- Lắp đặt bạt: ban ngày kéo bạt xuống, ban đêm kéo bạt lên 1 nửa cho gió mát vào.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu quy trình nuôi dưỡng nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật Trạm để hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong mục III SGK, hoàn thành câu hỏi Khám phá
  3. Sản phẩm: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghiên cứu mục III SGK yêu cầu HS thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập theo các trạm

Trạm 1: Tìm hiểu Chuồng nuôi và mật độ nuôi bò sữa

+ Chuồng nuôi bò sữa có yêu cầu gì đặc biệt?

+ Mật độ nuôi bò sữa như thế nào là phù hợp?

Trạm 2: Tìm hiểu về thức ăn và yêu cầu khi cho bò sữa ăn

Thức ăn cho bò sữa gồm những nhóm nào? Ví dụ.

Trạm 3: Tìm hiểu cách Chăm sóc bò sữa

Chăm sóc bò sữa gồm những công việc gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thảo luận mục III, quan sát Hình 17.5 - 17.6, hoàn thành nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

III. Quy trình nuôi dưỡng nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa

1. Chuồng nuôi và phương thức nuôi

- Bò sữa được nuôi trong chuồng thông thoáng tự nhiên.

- Nuôi theo 2 phương thức: bản công nghiệp và công nghiệp.

2. Thức ăn và cho ăn

Thức ăn cho bò sữa gồm ba nhóm chính: thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.

- Thức ăn thô bao gồm: thức ăn xanh, ủ chua, cỏ khô, rơm lúa, củ quả.

- Thức ăn tinh bao gồm: hạt ngũ cốc, bột từ hạt ngũ cốc, bột và khô dầu đậu tương, hạt cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp công nghiệp.

- Thức ăn bổ sung gồm các khoáng và vitamin. Nên trộn lẫn thật kỹ với thức ăn thô để tăng hiệu quả tiêu hoá.

3. Chăm sóc bò sữa

Chăm sóc bò sữa cần lưu ý:

- Chống nóng cho bò sữa

- Chiếu sáng hợp lí

- Giảm thiểu tối đa các stress

- Vệ sinh và quản lý sức khỏe

- Khai thác sữa

 

Hoạt động 4. Thực hành chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS chế biến được thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi (bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò; thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh)
  2. Nội dung:
  • GV hướng dẫn HS kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu cần thiết;
  • GV hướng dẫn và thao tác mẫu từng bước trong quy trình thực hành
  • HS nghiên cứu mục IV, thực hành làm thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi

.c. Sản phẩm:

  • Dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho nội dung thực hành
  • Bánh dinh dưỡng bổ sung khoáng cho trâu, bò đảm bảo các yêu cầu để ra.
  • Thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh đảm bảo các yêu cầu để ra.
  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu cần thiết; nghiên cứu mục IV, thực hành:

* Làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò

- GV hướng dẫn HS các bước tiến hành:

Bước 1. Tạo hỗn hợp 1: Cân xi măng trắng và đất sét, trộn đều

Bước 2. Tạo hỗn hợp 2: Cân calcium hydrogen phosphate và calcium carbonate, trộn đều

Bước 3. Tạo hỗn hợp 3: Cân muối ăn và magnesium sulfate, trộn đều

Bước 4. Tạo hỗn hợp 4: Đổ hỗn hợp 1 vào hỗn hợp 2, trộn đều

Bước 5. Tạo hỗn hợp 5: Đổ hỗn hợp 3 vào hỗn hợp 4, trộn đều

Bước 6. Trộn hỗn hợp 5 với nước. Sau khi trộn. cho một ít hỗn hợp vào lòng bàn tay nắm lại, nếu thấy tạo được hình trong lòng bàn tay, khi buông tay ra hỗn hợp không bị rạn, vỡ là phù hợp.

Bước 7. Tạo bánh dinh dưỡng

Bước 8. Làm khô: Phơi nắng từ 2 đến 3 ngày cho đá khô và rắn lại, đem sử dụng

hoặc bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm

Chú ý: Trong thành phần các nguyên liệu làm bánh dinh dưỡng xi măng và đất sét là hai thành phần chì có tác dụng tạo sự kết dính và độ chắc thích hợp cho sản phẩm.

* Làm thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh

- GV hướng dẫn HS các bước tiến hành:

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu (Thu gom vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến hoặc vỏ ngao, sỏi... rồi rửa sạch, phơi khô tự nhiên)

Bước 2. Xử lí nguyên liệu

- Đối với vỏ trứng: cho vào luộc sởi khoảng 10 phút để loại bỏ các mảm bệnh (nếu có), sau đó vớt ra, để cho ráo nước. Cho vào trong lò nướng ở nhiệt độ từ 90 °C đền 100 °C trong khoảng 10 phút hoặc rang trên bếp lửa khoảng 15 phút đề làm khô hoàn toàn vỏ trứng.

- Đối với vỏ sò, vỏ hến hoặc vỏ ngao: sấy trong lò nướng ở nhiệt độ khoảng 150 °C

trong khoảng 20 phút (có thế dùng trấu, rơm rạ đề hun).

Bước 3. Nghiên nguyên liệu

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay