Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HS học về
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Non sông gấm vóc.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: GV lần lượt đọc các câu hỏi có liên quan đến các con sống và hồ đầm ở nước ta, HS đoán và trả lời nhanh các hỏi.
- GV lần lượt đọc câu hỏi:
Câu 1: Sông nào dài nhất Việt Nam?
Câu 2: Sông nào chảy dọc theo vĩ tuyến 17 ở nước ta?
Câu 3: Sông nào có ý nghĩa tên gọi là 9 cửa sông?
Câu 4: Điền vào dấu ba chấm (…):
Sông…….. xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Câu 5:
Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
(Trích Tràng Giang – Huy Cận)
Tràng Giang được nhắc đến ở hai câu thơ trên là nói về con sông nào?
Câu 6: Hồ nước ngọt tự nhiên nào lớn nhất Việt Nam?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời nhanh.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS lần lượt đọc đáp án.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Câu 1: Sông Hồng | Câu 2: Sông Bến Hải |
Câu 3: Sông Cửu Long | Câu 4: Sông Mã |
Câu 5: Sông Hồng | Câu 6: Hồ Ba Bể |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, đầm và lượng nước ngầm phong phú. Sông ngòi nước ta có những đặc điểm gì? Hồ, đầm và nước ngầm ở nước ta đóng vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Đặc điểm thủy văn.
Hoạt động 1: Đặc điểm sông ngòi
- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.
- Tìm 5 dẫn chứng chứng minh nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Tìm 5 dẫn chứng chứng minh sông ngòi nước ta có lưu lượng nước lớn, giàu phù sa.
- Liệt kê các sông ngòi có hướng chảy tây bắc – đông nam, vòng cung, các hướng chảy khác.
- Xác định trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (6 – 8 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Hình 8.1, thông tin mục 1 SGK tr.119 – 121 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1) - GV trình chiếu thêm cho HS quan sát một số hình ảnh, video, thông tin về đặc điểm mạng lưới sông, chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, thảo luận theo nhóm và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày về đặc điểm sông ngòi nước ta theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mạng lưới sông ngòi dày đặc là hệ quả của việc nước ta có lượng mưa lớn trong năm, tác động lên địa hình núi tạo thành các dòng chảy đổ ra châu thổ lớn, nhỏ vùng ven biển. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Đặc điểm sông ngòi Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
HÌNH ẢNH, VIDEO, THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI
Tư liệu 1: Nước ta có hơn 70% tổng diện tích các lưu vực sông nằm ngoài đường biên giới quốc gia. Trong tổng số 839 tỉ m3 nước mỗi năm trên các sông suối, chỉ có khoảng 38,6% được cung cấp bởi lưu vực trong nước, phần lớn còn lại chảy vào từ lưu vực nằm bên ngoài lãnh thổ. Tư liệu 2: Bảng diện tích lưu vực của các hệ thống sông ở Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=pDs4NTqiJIw (Tùy thuộc vào thời lượng bài học, GV cho HS xem video). KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2: Một số hệ thống sông lớn ở nước ta
- Xác định được trên bản đồ một số hệ thống sông lớn.
- Phân tích được đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn ở nước ta.
- Xác định trên bản đồ một số hệ thống sông lớn.
- Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn ở nước ta.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát lược đồ Hình 8, yêu cầu HS chỉ và xác định trên lược đồ: Tên một số hệ thống sông lớn. - GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 HS/nhóm, mỗi nhóm thực hiện một trong 3 nội dung thảo luận). - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm trả lời câu hỏi vào giấy A0: + Nhiệm vụ 1: Khai thác Hình 8.1, thông tin mục 2a SGK tr.121, phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của hệ thống sông Hồng. + Nhiệm vụ 2: Khai thác Hình 8.1, thông tin mục 2b SGK tr.121, phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của hệ thống sông Thu Bồn. + Nhiệm vụ 3: Khai thác Hình 8.1, 8.2, thông tin mục 2c SGK tr.121, phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của hệ thống sông Thu Bồn. - GV cho HS các nhóm xem thêm thông tin, hình ảnh, video về một số hệ thống sông lớn ở nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin và hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của hệ thống sông Hồng, sông Thu Bồn, sông Cửu Long. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nước ta có 9 hệ thống sông lớn, với diện tích lưu vực trên 10 000 km2. Các hệ thống sông này có mạng lưới và chế độ nước sông khác nhau, điển hình là hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thu Bồn, hệ thống sông Cửu Long. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Một số hệ thống sông lớn ở nước ta a. Hệ thống sông Hồng - Tổng chiều dài của dòng chính: 1 126 km. + Đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta: dài 556 km. + Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu. - Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác. - Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm. - Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn. b. Hệ thống sông Thu Bồn - Sông Thu Bồn dài 205 km (bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam), có khoảng 80 phụ lưu. - Tốc độ dòng chảy lớn; về đến hạ lưu, sông chảy quanh co, đổ ra biển ở cửa Đại và các chi lưu khác. - Mùa lũ chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 65% lượng nước cả năm. c. Hệ thống sông Cửu Long - Có chiều dòng chính là 4.300 km (bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc chảy tới Phnôm Pênh, chia thành 3 nhánh: + Nhánh chảy vào hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia). + 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam, chiều dài trung bình là 230 km. - Có nhiều phụ lưu (Việt Nam có 280 phụ lưu). - Chế độ nước đơn gian và điều hòa. - Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm. | ||||||||
THÔNG TIN, HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ MỘT SỐ HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA Bảng Một số hệ thống sông lớn ở Việt Nam
|
--------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác