Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HS học về
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video về cuộc sống của người dân ở Trường Sa:
https://youtu.be/Iq-fqY4XDSY?si=bJy6nm5Wfq5IGgag
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nghĩ của em về cuộc sống của người dân ở Trường Sa.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý xem video và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên 1 – 2 HS xung phong chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem video.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi điểm, mỗi đảo trên quần đảo Trường Sa đều là những dấu son chủ quyền của lãnh hải Tổ quốc. Như bao gia đình Việt Nam khác, dù là nơi đầu sóng ngọn gió, những hộ gia đình đang sinh sống trên các đảo ở Trường Sa vẫn đang ngày đêm vun đắp cuộc sống với tình yêu biển đảo quê hương sâu sắc. Dù đảo xa còn nhiều khó khăn so với đất liền nhưng toàn bộ người dân trên đảo rất tự hào vì được đóng góp một phần công sức của mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta. Những năm gần đây, nhiều công trình cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội trên quần đảo Trường Sa đã và đang được đầu tư xây dựng khang trang.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cùng với phần đất liền, biển đảo là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Hiểu biết về biển đảo sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Hoạt động 1: Các vùng biển và hải đảo Việt Nam
- Xác định được vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
- Nêu được tên các huyện đảo của Việt Nam và xác định được vị trí của các huyện đảo đó trên bản đồ.
+ Xác định vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
+ Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục 1, hình 2.1, bảng 2.1 SGK tr.162 – 164 kết hợp với hình 14.1, 14.4 SGK tr.143, 146 và trả lời các câu hỏi: + Xác định vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). + Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của Việt Nam.
Bảng 2.1. Các huyện đảo của nước ta, năm 2021 - GV cung cấp thêm hình ảnh, video về các vùng biển và hải đảo Việt Nam cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin, hình ảnh, video trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, một số đảo và quần đảo của nước ta được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Các vùng biển và hải đảo Việt Nam - Vùng biển: + Diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông. + Tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia. + Bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. + Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định qua 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng. + Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. + Vùng biển Nam Bộ gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo. - Hải đảo: Một số đảo, quần đảo nước ta hiện nay được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang có diện tích lớn nhất (589,23 km2). | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ CÁC VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Video về các huyện đảo ở Việt Nam: lấy từ đầu => 6p04s https://youtu.be/VhnK8MgwFmU?si=9aukBbj6yt7I_hwG |
Hoạt động 2: Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 2 SGK tr.164 và thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV: + GV chọn 1 nhóm HS/nhóm HS xung phong làm chuyên gia và giao chủ đề cho nhóm chuyên gia chuẩn bị: Tìm hiểu những đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo Việt Nam. + GV yêu cầu các HS còn lại trong lớp đặt các câu hỏi cho nhóm chuyên gia về chủ đề học tập đã giao. - GV gợi ý cho HS: Lấy ví dụ cụ thể về hiện trạng môi trường và tài nguyên biển, đảo Việt Nam. - GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo (đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Nhóm chuyên gia trả lời câu hỏi mà các HS trong lớp đặt ra. - GV bổ sung, đặt câu hỏi phụ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhìn chung, chất lượng nước trong môi trường biển của nước ta vẫn còn khá tốt. Tài nguyên ở vùng biển, đảo có tiềm năng rất lớn như tài nguyên khoáng sản, sinh vật, du lịch. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo - Đặc điểm môi trường: + Nhìn chung chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trầm tích biển còn khá tốt. + Ở một số nơi có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên. + Diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng hệ sinh thái biển có xu hướng suy thoái ở một số nơi. - Tài nguyên ở vùng biển, đảo: Có tiềm năng rất lớn. + Hàng nghìn loại hải sản, hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao. + Nhiều khoáng sản có giá trị, trữ lượng lớn: dầu mỏ, titan, cát trắng,… + Nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái biển,… thu hút khách du lịch. | ||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẢO
|
Hoạt động 3: Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm chẵn và lẻ (4 – 8 HS/nhóm). - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: Khai thác thông tin trong mục 3, hình 2.2 SGK tr.165, 166 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. + Nhóm chẵn: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của biển, đảo đối với phát triển kinh tế nước ta. + Nhóm lẻ: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của biển, đảo đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó, lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận kết quả từ một nhóm khác để góp ý. Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong Phiếu học tập số 1. - HS đọc và góp ý cho sản phẩm thảo luận của nhóm khác. - HS xem và xử lí các ý kiến góp ý của các nhóm khác để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Sau khi hoàn thiện, các nhóm treo kết quả thảo luận lên tường lớp học. - GV bổ sung và đặt câu hỏi phụ cho các nhóm. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam là một quốc gia ven biển, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Cùng với Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện đang là tiêu điểm của những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là điều luôn được quan tâm, chú trọng. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 3. | |||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 4: Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam
Phát triển được năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
- Xác định được đơn vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì lịch sử.
- Nhận thức được Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đổi với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Xác định đơn vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì lịch sử.
+ Trình bày những hành động mà Nhà nước Việt Nam đã làm để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì lịch sử.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 – 8 HS/nhóm), khai thác thông tin trong mục 4 SGK tr.166 - 169 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Xác định đơn vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì lịch sử. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 4, bảng 2.2, hình 2.3, 2.4, mục Em có biết SGK tr.166 - 169 và thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy trình bày những hành động mà Nhà nước Việt Nam đã làm để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì lịch sử.
Bảng 2.2. Quá trình Nhà nước phong kiến Việt Nam xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa - GV hướng dẫn HS khai thác thông tin trong bảng 2.2: + Xác định chủ đề chính của bảng: Quá trình Nhà nước phong kiến Việt Nam xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. + Xác định nội dung từng đề mục chính: Thời gian và sự kiện. + Xác định mốc thời gian sớm nhất và muộn nhất: TK XV – năm 1836 (thuộc TK XIX). + Xác định những từ và cụm từ thể hiện hành động thực thi chủ quyền theo trình tự thời gian của bảng (những động từ như: cử, lệnh, khảo sát, khai thác, đo đạc, dựng, vẽ,…). - GV cung cấp thêm hình ảnh, video liên quan đến quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam (đính kèm phía dưới Hoạt động 4).
|
---Còn tiếp ----
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác