Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN ĐẤT
HS học về
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
+ Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.
+ Bài hát đã đề cập đến những giá trị nào của đất phù sa?
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS nghe bài hát “Hành trình trên đất phù sa” - Phương Mỹ Chi:
https://youtu.be/ZZfIoUJ4_bg?si=xFHY-AqtTva281DP
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.
+ Bài hát đã đề cập đến những giá trị nào của đất phù sa?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tập trung, chú ý lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Các vùng, miền được nhắc đến trong bài hát: Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho, Gò Công, Tiền Giang, Tháp Mười, Cái Bè, Long Xuyên, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cửu Long, Cần Thơ, Tây Đô, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
+ Giá trị của đất phù sa được nhắc đến trong bài hát: cây lúa tốt tươi, phù sa mát ngọt như dòng sữa mẹ muôn đời, trái chín thật mau, bốn mùa cây trái đơm bông.
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Qua bài hát, chúng ta phần nào thấy được giá trị mà đất đai mang lại cho con người. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với địa bàn cư trú, phát triển sản xuất các ngành kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm, giá trị sử dụng của các loại đất, từ đó nhận thức được tính cấp thiết trong việc bảo vệ, sử dụng tài nguyên đất hợp lí – Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
Hoạt động 1: Đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng
+ Phân tích đặc điểm của đất feralit.
+ Phân tích giá trị sử dụng của đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Nhiệm vụ 1: Phân tích đặc điểm của đất feralit Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 1.a, hình 12.1 SGK tr.134 và trả lời câu hỏi: Phân tích đặc điểm của đất feralit. - GV cung cấp thêm hình ảnh về nhóm đất feralit (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhóm đất feralit là nhóm đất chính ở Việt Nam, phân bố chủ yếu tại vùng đồi núi thấp. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng a. Đặc điểm của đất feralit - Có lớp vỏ phong hóa dày, thoáng khí, dễ thoát nước. - Thường có màu đỏ vàng. - Phần lớn nhóm đất này có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn. - Nếu đất feralit bị mất lớp phủ thực vật, lớp đá ong sẽ lộ lên bề mặt và cứng lại (một số nơi dùng thay gạch để xây tường), đất trở nên xấu và không thể trồng trọt được. | ||||||
HÌNH ẢNH VỀ NHÓM ĐẤT FERALIT
| |||||||
Nhiệm vụ 2: Phân tích giá trị sử dụng của đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm để tổng hợp kiến thức chung của nhóm, khai thác thông tin trong mục 1.b, hình 12.1 SGK tr.134 và trả lời câu hỏi: Phân tích giá trị sử dụng của đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp. - GV cung cấp thêm hình ảnh về giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 – Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đất feralit phù hợp với nhiều loại cây trồng nhưng do loại đất này phân bố chủ yếu ở miền đồi núi, dễ xói mòn, rửa trôi nên phù hợp nhất với trồng rừng, các loại cây dài ngày. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp - Đối với sản xuất nông nghiệp: Thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,… - Đối với sản xuất lâm nghiệp: Thích hợp để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác. | ||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA ĐẤT FERALIT
|
Hoạt động 2: Đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng
+ Phân tích đặc điểm của đất phù sa.
+ Phân tích giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Nhiệm vụ 1: Phân tích đặc điểm của đất phù sa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm đôi để tổng hợp kiến thức chung của nhóm, khai thác thông tin trong mục 2, hình 12.2 SGK tr.135, hình 11.2 SGK tr.132 và trả lời câu hỏi: Phân tích đặc điểm của đất phù sa. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS: + Nêu các loại đất phù sa và sự phân bố của chúng. + Nhận xét đặc điểm bên ngoài của một số loại đất phù sa. - GV cung cấp thêm hình ảnh về nhóm đất phù sa (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Do quá trình hình thành khác nhau nên nước ta có nhiều loại đất phù sa có tính chất khác nhau: phù sa sông, phù sa nhiễm phèn, phù sa nhiễm mặn, phù sa cổ, đất cát ven biển,… - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng a. Đặc điểm của đất phù sa - Đặc điểm: Là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông nên có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu. - Phân loại: + Đất phù sa sông: (đất phù sa của sông Hồng, sông Cửu Long) trung tính, ít chua, có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. + Đất phèn: Hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày, đất bị chua, nghèo dinh dưỡng. + Đất mặn: Hình thành ở các vùng cửa sông, ven biển. + Ngoài ra: Đất xám trên phù sa cổ, đất cát ven biển,… | ||||
HÌNH ẢNH VỀ NHÓM ĐẤT PHÙ SA | |||||
Nhiệm vụ 2: Phân tích giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (4 – 8 HS/nhóm), yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm để tổng hợp kiến thức chung của nhóm, khai thác thông tin trong mục 2, hình 12.2 SGK tr.135 và trả lời câu hỏi: Phân tích giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. - GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến giá trị sử dụng của đất phù sa để HS quan sát (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 – Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, có nhiều lợi thế để phát triển ngành thủy sản. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản - Đối với sản xuất nông nghiệp: Độ phì nhiêu cao thích hợp trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm, rau và hoa màu,… - Đối với sản xuất thủy sản: + Vùng cửa sông, ven biển: Thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản. + Khu vực ngập mặn ven biển, các bãi triều, vùng cửa sông: thuận lợi nuôi trồng nhiều loại thủy sản. | ||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA ĐẤT PHÙ SA
|
Hoạt động 3: Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất ở nước ta
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (4 – 8 HS/nhóm), yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 3, hình 12.3, 12.4 SGK tr.136, 137 và trả lời câu hỏi: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất ở nước ta. - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm chia thành 4 cụm, mỗi cụm HS tìm hiểu và đưa ra được các dẫn chứng để chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất ở nước ta vào một phần ô giấy. Sau đó, các thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất kết quả và ghi vào giữa tờ giấy. - GV cung cấp thêm hình ảnh, video về tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất ở nước ta (đính kèm phía dưới Hoạt động 3). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh, video trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đất trồng dần bị thoái hóa cho thấy các hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa. Việc ngăn chặn sự thoái hoá đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất ở nước ta - Biểu hiện: + Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi => đất không còn độ phì và chất dinh dưỡng, khó phục hồi. + Đất canh tác, trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức; ô nhiễm do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, ảnh hưởng của chất thải,… + Có nguy cơ hoang mạc hóa, mặn hóa. => Ngăn chặn thoái hóa đất, phục hồi và nâng cao độ phì của đất. - Biện pháp: + Thực hiện Luật Đất đai. + Trồng rừng. + Áp dụng canh tác hợp lí trên đất dốc, các mô hình nông – lâm kết hợp. + Xây dựng cơ sở vật chất, công trình thủy lợi. + Thay thế dần các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học => phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh. | ||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ CÁC BIỂU HIỆN THOÁI HÓA ĐẤT Ở NƯỚC TA
|
--------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác