Soạn mới giáo án Địa lí 8 CTST bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 chân trời bài Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

  1. MỤC TIÊU 
  2. Kiến thức

HS học về

  • Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo.
  • Môi trường biển đảo Việt Nam.
  • Tài nguyên biển và thềm lục địa.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
  • Xác định rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

Năng lực địa lí: 

  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
  • Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
  • Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
  • Đọc được bản đồ tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam, bản đồ một số tài nguyên biển Việt Nam.
  • Phân tích được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm khí tượng trên các đảo.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
    • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. 
    • Máy tính, máy chiếu. 

 

  • Tranh, ảnh, video clip có liên quan đến nội dung đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.

 

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: 

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.
  2. Sản phẩm: HS trả lời được các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
  3. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: 

+ Có 9 ô chữ hàng ngang tương ứng với 9 câu hỏi. 

+ HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi để mở ô chữ hàng ngang. 

+ Sau khi mở được từ 6 ô chữ hàng ngang trở lên, HS có quyền đoán ô chữ hàng dọc.

STT

Câu hỏi

Hình ảnh

1

Tên một nguồn tài nguyên quý giá ở vùng biển nước ta.

 

2

Tên một địa danh du lịch nổi tiếng ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

3

Hoạt động gì đang diễn ra trong ảnh?

 

4

Điền vào chỗ trống: 

Động vật có giá trị dinh dưỡng cao là một loại …

 

5

Tên một tài nguyên biển được khai thác nhiều ở Quảng Ngãi, Bình Thuận.

 

6

Tên một hòn đảo ở Cam Ranh.

 

7

Tên một quần đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa.

 

8

Điền vào chỗ trống: 

Cát thủy tinh là một loại …

 

9

Tên một vịnh biển ở Quảng Ninh.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xung phong lựa chọn ô chữ, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi để mở ô chữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV gọi ngẫu nhiên HS lựa chọn ô chữ và trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu câu trả lời của HS trước chưa đúng).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Ô chữ chủ đề: MÔI TRƯỜNG

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các ô chữ chúng ta vừa giải đều xoay quanh chủ đề môi trường biển. Để hiểu rõ hơn về môi trường và tài nguyên biển đảo của nước ta, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ phân tích được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 1, hình 15.1 – 15.3 SGK tr.148 – 151 và trả lời các câu hỏi: 

+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.

+ Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của một trạm khí tượng trên các đảo nước ta.

+ Xác định hướng chảy của dòng biển trong vùng biển nước ta.

+ Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu, hải văn ở vùng biển Việt Nam.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, sơ đồ tư duy và câu trả lời của HS về đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình vùng biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục 1.a, hình 15.1 SGK tr.148, 149 và trả lời câu hỏi: Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.

- GV trình chiếu một số hình ảnh về đảo và quần đảo của nước ta cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 1).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục 1.a và trả lời câu hỏi: Xác định các dạng địa hình tiêu biểu trên bản đồ. Từ đó trình bày đặc điểm địa hình của vùng biển đảo Việt Nam.

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Đi tìm hình ảnh đúng”, yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Nối hình ảnh với tên một dạng địa hình vùng biển đảo (hình ảnh và tên các dạng địa hình đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Điều kiện tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam có nhiều dạng địa hình, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho vùng biển Việt Nam; đồng thời là điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển,…

- GV giới thiệu thêm cho HS thông tin về các dạng địa hình biển đảo:

+ Địa hình đảo: 

++ Phía bắc: các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ. 

++ Phía nam: nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo

a. Địa hình

- Địa hình ven biển đa dạng: Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, đầm phá,…

- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: Nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Có nhiều đảo và quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu,… đóng vai trò quan trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.

HÌNH ẢNH VỀ ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO CỦA NƯỚC TA

Đảo Cái Bầu, Quảng Ninh

Đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng

Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Thổ Chu

HOẠT ĐỘNG “ĐI TÌM HÌNH ẢNH ĐÚNG

Hình số 1

Hình số 2

Hình số 3

Hình số 4

Hình số 5

Hình số 6

ĐÁP ÁN TRÒ CHƠI “ĐI TÌM HÌNH ẢNH ĐÚNG

A – 1. Bờ biển bồi tụ ở Cửa Đại, Quảng Nam

B – 4. Rạn san hô ở Hòn Mun, Nha Trang

C – 5. Đầm Vân Long, Ninh Bình

D – 6. Phá Tam Giang, Huế

E – 3. Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

F – 2. Cồn cát ở Bàu Trắng, Mũi Né

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu vùng biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (tối thiểu 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau:

Khai thác thông tin trong mục 1.b, hình 15.1, 15.2 SGK tr.148 – 150 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu vùng biển đảo của Việt Nam.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHIỆM VỤ 2 – HOẠT ĐỘNG 1

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU 

VÙNG BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, em hãy:

1. Cho biết đặc điểm nhiệt độ và sự phân hóa nhiệt độ không khí của vùng biển đảo.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

2. Cho biết đặc điểm lượng mưa và sự phân hóa lượng mưa trên vùng biển đảo.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

3. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

4. Trình bày đặc điểm gió trên Biển Đông.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

5. Trình bày đặc điểm bão trên Biển Đông.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vùng biển Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa từ Biển Đông. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Khí hậu

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 - Hoạt động 1.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHIỆM VỤ 2 – HOẠT ĐỘNG 1

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, em hãy:

1. Cho biết đặc điểm nhiệt độ và sự phân hóa nhiệt độ không khí của vùng biển đảo.

Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có sự phân hóa theo chiều bắc – nam. Nhìn chung, nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.

2. Cho biết đặc điểm lượng mưa và sự phân hóa lượng mưa trên vùng biển đảo.

Lượng mưa trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền của nước ta.

3. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng.

Trạm khí tượng Phú Quốc (Kiên Giang):

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 27,3°C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 8, 9 (khoảng 20°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1, 2 (khoảng 2°C).

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 2882 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (khoảng 500 mm). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10 mm).

4. Trình bày đặc điểm gió trên Biển Đông.

Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển. Gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4; các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5 - 6 m/s và cực đại tới 50 m⁄s.

5. Trình bày đặc điểm bão trên Biển Đông.

Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đồ bộ vào đất liền Việt Nam.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về đặc điểm hải văn vùng biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (6 – 8 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 1.c, hình 15.3 SGK tr.150, 151 và thực hiện nhiệm vụ sau: Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm hải văn vùng biển đảo.

- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy gồm: dòng biển theo gió mùa, sóng, nhiệt độ nước biển, độ muối, chế độ thủy triều. Sơ đồ tư duy có ý chính ở giữa, các nhánh sơ đồ có độ dày khác nhau, từ khóa cho mỗi nhánh, sử dụng những hình ảnh minh họa (đính kèm sơ đồ tư duy phía dưới Nhiệm vụ 3 – Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và vẽ sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm học tập của nhóm và thuyết trình về sơ đồ đã vẽ.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đặc điểm hải văn vùng biển Việt Nam rất đa dạng, có sự biến đổi theo mùa, khu vực. 

- GV chia sẻ thêm thông tin cho HS về vùng nước trồi:

THÔNG TIN VỀ HIỆN TƯỢNG NƯỚC TRỒI

- Ở Việt Nam có xuất hiện các vùng nước trồi mang lại nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật biển.

- Nước trồi là một hiện tượng hải dương nói về dòng nước lạnh, nhiều dinh dưỡng và đặc quánh di chuyển từ phía sâu lên vùng nước nông, thay thế cho dòng nước nóng hơn. 

- Các vùng nước trồi vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

Hiện tượng nước trồi

Ninh Thuận là 1 trong 18 điểm nước trồi trên thế giới

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Đặc điểm hải văn

Sơ đồ tư duy đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3 - Hoạt động 1.

SƠ ĐỒ ĐẶC ĐIỂM HẢI VĂN VÙNG BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Hoạt động 2: Môi trường biển đảo Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Phân tích được đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

- Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo của nước ta.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 2 SGK tr.151, 152 và trả lời các câu hỏi:

+ Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

+ Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo của nước ta.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, câu trả lời của HS về môi trường biển đảo Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (4 HS/nhóm).

- GV sử dụng “kĩ thuật khăn trải bàn” để phân công nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 2 SGK tr.151, 152 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

HOẠT ĐỘNG 2

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Đặc điểm môi trường biển đảo

…………………………………………..

…………………………………………..

…………………………………………..

Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam

…………………………………………..

…………………………………………..

…………………………………………..

…………………………………………..

…………………………………………..

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: Các thành viên trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. Kết thúc thảo luận, HS ghi lại ý kiến chung của nhóm vào phiếu. Các thành viên ngồi theo vị trí như sau:

- GV gợi ý cho HS: Ở phần vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo, HS có thể đưa ra các quan điểm, ý kiến cá nhân về các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo, đặc biệt là các biện pháp mà bản thân HS có thể tham gia thực hiện.

- GV cung cấp thêm hình ảnh, video về môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo ở Việt Nam cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh, video trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Môi trường đảo có sự biệt lập với đất liền, có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền. Khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh. Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường biển đảo rất quan trọng, cần có những biện pháp kịp thời để bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Môi trường biển đảo Việt Nam

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO 

VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO Ở VIỆT NAM

Ô nhiễm môi trường biển

Rác thải biển

Tràn dầu trên biển

Video về ô nhiễm môi trường biển: (lấy từ đầu đến 3p14s)

https://youtu.be/cXcUMMV0SEs?si=URLPL7e9OD37EQKO

Giải pháp bảo vệ môi trường biển

Thu gom rác trên bãi biển

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức 

của người dân

Video giải pháp bảo vệ môi trường biển: 

https://youtu.be/mcdapTJcDVQ?si=HnC-75PW2klvYAr8

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

HOẠT ĐỘNG 2

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO VÀ 

VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Đặc điểm môi trường biển đảo

- Là bộ phận quan trọng trong môi trường sống của con người, bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo.

- Môi trường nước biển: Còn khá tốt, tương đối ổn định và ít biến động.

- Môi trường bờ biển, bãi biển: Nhiều cảnh quan đẹp, phân hóa đa dạng, hệ sinh thái phong phú.

- Môi trường các đảo, cụm đảo: Chưa bị tác động nhiều, nhiều đảo còn bảo tồn những khu rừng nguyên sinh, chất lượng môi trường nước xung quanh còn khá tốt.

- Trong những năm gần đây, sự gia tăng các nguồn thải từ đất liền dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng giảm về chất lượng => bảo vệ và cải thiện môi trường biển là điều kiện cấp thiết đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biển của nước ta.

Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam

Biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo:

- Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường biển, đảo.

- Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, làm đẹp cảnh quan, môi trường biển đảo, tổ chức trồng cây và bảo vệ, chăm sóc cây.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động khắc phục và làm giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương.

- Tổ chức học tập và thực hành các kĩ năng sống thích ứng với những thay đối của tự nhiên vùng biển đảo,...

Hoạt động 3: Tài nguyên biển và thềm lục địa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ trình bày được đặc điểm tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch, năng lượng gió và năng lượng thủy triều của nước ta.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm, khai thác thông tin trong mục 3, mục Em có biết, hình 15.4 – 15.6 SGK tr.152 – 155 và trả lời các câu hỏi: Trình bày đặc điểm tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch, năng lượng gió và năng lượng thủy triều của vùng biển nước ta.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3, 4, 5 và câu trả lời của HS về tài nguyên biển, thềm lục địa và chuẩn kiến thức của GV. 
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tài nguyên sinh vật của vùng biển Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật

- GV phổ biến luật chơi cho HS: 

+ Có 8 ô chữ hàng ngang tương ứng với 8 hình ảnh. 

+ HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi để mở ô chữ hàng ngang. 

+ Sau khi mở được từ 5 ô chữ hàng ngang trở lên, HS có quyền đoán từ hàng dọc.

(Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 3)

- GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về các tài nguyên sinh vật biển xuất hiện trong trò chơi “Ô chữ bí mật”. 

- GV yêu cầu HS liệt kê thêm những tài nguyên sinh vật biển ở Việt Nam mà HS biết.

- Sau khi chơi trò chơi, GV hướng dẫn HS khai thác thông tin trong mục 3, mục Em có biết, hình 15.4 – 15.6 SGK tr.152 – 155, chốt lại kiến thức và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch, năng lượng gió và năng lượng thủy triều của vùng biển nước ta.

- GV cung cấp thêm hình ảnh về các tài nguyên sinh vật biển ở Việt Nam (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 3).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục, hình ảnh GV trình chiếu để giải trò chơi ô chữ và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV gọi ngẫu nhiên HS lựa chọn ô chữ và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tài nguyên sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng sinh học cao.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Tài nguyên biển và thềm lục địa

a. Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta rất phong phú, đa dạng:

- Về thực vật: Có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới; trên 600 loài rong biển, 400 loài tảo biển cùng nhiều loại cỏ biển có giá trị.

- Về động vật: Hơn 2000 loài cá, nhiều loài có giá trị kinh tế cao; hàng nghìn loài giáp xác, nhuyễn thể; hàng trăm loài chim biển,…

TRÒ CHƠI “Ô CHỮ BÍ MẬT

STT

Hình ảnh

STT

Hình ảnh

1

 

5

 

2

 

6

 

3

 

7

 

4

 

8

 

ĐÁP ÁN:

HÌNH ẢNH VỀ CÁC TÀI NGUYÊN SINH VẬT BIỂN Ở VIỆT NAM

Cá trích

Cua

Ốc hương

Hải âu

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản vùng biển Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (mỗi nhóm tối thiểu 6 HS).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 3.b, mục Em có biết, hình 15.4, 15.5 SGK tr.153, 154 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển Việt Nam.

.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

NHIỆM VỤ 2 – HOẠT ĐỘNG 3

TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM

1. Điền thông tin vào bảng tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

 

Dầu mỏ và khí tự nhiên

Muối

Một số tài nguyên khoáng sản khác

Đặc điểm

……………...

……………...

……………...

……………...

……………...

……………...

Tên một số mỏ

……………...

……………...

……………...

……………...

……………...

……………...

……………...

……………...

……………...

2. Kết luận về đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

- GV cung cấp thêm hình ảnh về tài nguyên khoáng sản vùng biển Việt Nam (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 – Hoạt động 3).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng về loại hình, là cơ sở để tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu đa dạng phục vụ phát triển nhiều ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Tài nguyên khoáng sản

Kết quả Phiếu học tập số 3 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 - Hoạt động 3.

HÌNH ẢNH VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Khai thác muối ở biển Tân Thuận

Bể trầm tích Nam Côn Sơn

Khai thác ti-tan ở Bình Thuận

Việt Nam là quốc gia có trữ lượng băng cháy khá lớn

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

NHIỆM VỤ 2 – HOẠT ĐỘNG 3

TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 

Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM

1. Điền thông tin vào bảng tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

 

Dầu mỏ và khí tự nhiên

Muối

Một số tài nguyên khoáng sản khác

Đặc điểm

Nguồn tài nguyên phong phú, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn.

Có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối: Đường bờ biển dài, biển có độ muối trung bình cao, nền nhiệt độ cao, nhiều nắng,…

- Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bổn trũng) trong vùng thềm lục địa.

- Các khoáng sản khác bao gồm 35 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển.

Tên một số mỏ

8 bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Ma Lay – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây, Hoàng Sa, Trường Sa.

Cà Ná (Ninh Thuận), Diêm Điền (Thái Bình), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi),…

- Titan: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu,…

- Cát thủy tinh: Duyên hải Nam Trung Bộ, Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế,…

- Phốt pho, băng cháy: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

2. Kết luận về đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản. Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti-tan, cát thủy tinh, băng cháy,… 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch và các tài nguyên khác ở vùng biển và thềm lục địa Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm chẵn và các nhóm lẻ (4 – 8 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm để tổng hợp kiến thức chung của nhóm, khai thác thông tin trong mục 3.c, 3.d, hình 15.4, 15.6 SGK tr.153, 155 và thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm chẵn: Hoàn thành Phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch biển của Việt Nam.

+ Nhóm lẻ: Hoàn thành Phiếu học tập số 5: Tìm hiểu về các tài nguyên khác ở vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

NHIỆM VỤ 3 – HOẠT ĐỘNG 3

TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN 

DU LỊCH BIỂN CỦA VIỆT NAM

1. Trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch biển của nước ta.

…………………………………………………………....

…………………………………………………………....

2. Kể tên các bãi tắm đẹp ở vùng ven biển nước ta.

…………………………………………………………....

…………………………………………………………....

3. Cho ví dụ cụ thể về các tài nguyên du lịch biển đảo của nước ta (ngoài các bãi tắm).

…………………………………………………………....

…………………………………………………………....

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

NHIỆM VỤ 3 – HOẠT ĐỘNG 3

TÌM HIỂU VỀ CÁC TÀI NGUYÊN KHÁC Ở

VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM

1. Trình bày đặc điểm tài nguyên năng lượng gió của nước ta.

…………………………………………………………....

…………………………………………………………....

2. Trình bày đặc điểm tài nguyên năng lượng thủy triều của nước ta.

…………………………………………………………....

…………………………………………………………....

3. Cho biết khả năng xây dựng các cảng biển của nước ta. Kể tên một số cảng biển quan trọng của Việt Nam.

…………………………………………………………....

- GV sử dụng “Kĩ thuật mảnh ghép”, hình thành các nhóm mới từ HS của các nhóm nội dung trên (các nhóm mảnh ghép).

- GV cung cấp thêm hình ảnh về tài nguyên du lịch và các tài nguyên khác ở vùng biển, thềm lục địa Việt Nam (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3 – Hoạt động 3).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 4, 5.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS ở các nhóm mảnh ghép chia sẻ lần lượt những nội dung mà các nhóm đã thực hiện ở vòng 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về tài nguyên biển. Biển đảo chứa đựng nhiều tài nguyên có giá trị để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Tài nguyên du lịch và các tài nguyên khác

Kết quả Phiếu học tập số 4, 5 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3 - Hoạt động 3.

HÌNH ẢNH VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

VÀ CÁC TÀI NGUYÊN KHÁC Ở VÙNG BIỂN, THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

Tài nguyên du lịch biển Việt Nam

Biển Dốc Lết, Khánh Hòa

Bãi biển Mũi Né, Bình Thuận

Biển Hồ Cốc, Bà Rịa – Vũng Tàu

Bãi Kỳ Co, Quy Nhơn

Các tài nguyên khác ở vùng biển, thềm lục địa Việt Nam

Nhà máy điện gió Bạc Liêu

Cảng Dung Quất, Quảng Ngãi

Cảng Cái Lân, Quảng Ninh

Cảng Chân Mây, Thừa Thiên Huế

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

NHIỆM VỤ 3 – HOẠT ĐỘNG 3

TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN CỦA VIỆT NAM

1. Trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch biển của nước ta.

- Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển.

- Dọc bờ biển có khoảng hơn 120 bãi biển, bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình phù hợp cho hoạt động du lịch.

2. Kể tên các bãi tắm đẹp ở vùng ven biển nước ta.

Mỹ Khê (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),…

3. Cho ví dụ cụ thể về các tài nguyên du lịch biển đảo của nước ta (ngoài các bãi tắm).

- Các đảo và quần đảo có giá trị du lịch lớn: Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới với khoảng 2000 hòn đảo, đảo Phú Quốc,…

- Hệ thống rừng ngập mặn ven biển cùng những tài nguyên du lịch biển đảo khác thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

NHIỆM VỤ 3 – HOẠT ĐỘNG 3

TÌM HIỂU VỀ CÁC TÀI NGUYÊN KHÁC 

Ở VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM

1. Trình bày đặc điểm tài nguyên năng lượng gió của nước ta.

Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, gió thổi thường xuyên với tốc độ trung bình ở nhiều nơi đạt trên 6 m/s, có nơi trên 10 m/s (vùng biển phía nam) => Tiềm năng và triển vọng năng lượng điện gió rất lớn.

2. Trình bày đặc điểm tài nguyên năng lượng thủy triều của nước ta.

Nguồn năng lượng thủy triều ổn định. Hai khu vực có tiềm năng lớn về năng lượng thủy triều có thể xây dựng các nhà máy điện: Khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) đến Thanh Hóa, khu vực Mũi Ba Kiệm (Bình Thuận) đến Cà Mau.

3. Cho biết khả năng xây dựng các cảng biển của nước ta. Kể tên một số cảng biển quan trọng của Việt Nam.

Có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển. Một số cảng biển của nước ta: Hải Phòng (Hải Phòng), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh),...

--------------Còn tiếp--------------

Soạn mới giáo án Địa lí 8 CTST bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 chân trời mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới chân trời bài Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam, giáo án Địa lí 8 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay