Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HS học về
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về tác động của biến đổi khí hậu với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát và xem video:
https://www.youtube.com/watch?v=xGDBQmtbUkU
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:
+ Quan sát video clip, hãy cho biết video clip nói đến hiện tượng gì? Hiện tượng xảy ra ở vùng nào của nước ta?
+ Nêu một số hiểu biết của em về hiện tượng này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, xem video, liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Video nói đến hiện tượng xâm nhập mặn gay gắt, xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tình trạng hạn hán do xâm nhập mặn
+ Xâm nhập mặn (đất bị nhiễm mặn) với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn.
→ Tác hại của xâm nhập mặn:
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Xâm nhập mặn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng năm và có thể dự báo trước. Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến khí hậu, thủy văn, từ đó tác động đến đời sống và các hoạt động sản xuất. Vậy, các yếu tố nào của khí hậu, thủy văn chịu tác động của biến đổi khí hậu? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
Hoạt động 1: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn
- Phân tích được tác động của biến đối khí hậu đối với khí hậu ở nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan).
- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác thông tin mục 1a SGK tr.124, 125 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan).
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS khai thác thông tin mục 1b SGK tr.125 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu với thủy văn nước ta.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: Đối với khí hậu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV sử dụng kĩ thuật Chúng em biết 3, trạm thông tin, hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1a SGK tr.124, 125 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta (nhiệt độ). + Nhóm 3, 4: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta (lượng mưa). + Nhóm 5,6: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan). - GV cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu của nước ta: Biến đổi về nhiệt độ
Biến đổi khí hậu làm cho các cơn bão ngày càng mạnh Rét đậm rét hại kéo dài https://www.youtube.com/watch?v=Acpr6Yc3Edk&t=102s - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế và trả lời câu hỏi: Lấy ví dụ về tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu địa phương (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan) và những hệ quả của nó đối với sinh hoạt và sản xuất. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt phân tích tác động của biến đổi khí hậu với nước ta về nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới khí hậu, làm thay đổi các yếu tố khí hậu ở nước ta. + Các thiệt hại về biến đổi khí hậu đối với khí hậu ngày càng tăng, gây nên các tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. - GV chuyển sang nội dung mới. | a. Đối với khí hậu - Thay đổi về nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,89°C. + Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây. + Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3 -5 ngày/thập kỉ trên phạm vi cả nước. - Thay đổi về lượng mưa: + Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động. + Thời gian mùa mưa và mùa khô có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm. + Các đợt mưa lớn xảy ra bất thường về tần suất và cường độ. - Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: + Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất, thời gian hoạt động. + Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều, khắc nghiệt hơn. + Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên cả nước. + Mưa lớn, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi. + Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn. | ||||||||||
Trả lời câu hỏi mở rộng VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH NGHỆ AN - Nghệ An là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra, biến đổi khí hậu đã có nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. - Năm 2022, thiên tai ở Nghệ An diễn biến phức tạp: + Xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại, không khí lạnh, bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). + Chịu ảnh hưởng của 03 cơn bão (số 2, số 3 và số 4) và ATNĐ (ngày 04 - 08/7). + 22 đợt không khí lạnh (trong đó có 15 đợt gió mùa Đông Bắc). + 9 đợt nắng nóng, tiêu biểu là đợt từ ngày 24 - 27/4. + 33 đợt lốc, mưa lớn, mưa đá, sét, trong đó có 05 đợt mưa lớn trên diện rộng. + Tổng lượng mưa trong năm phổ biến 2 000 – 2 500mm, các trạm đều vượt so với trung bình nhiều năm từ 30 - 60%. Đặc biệt là đợt sáng ngày 02/10/2022 trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã có mưa lớn cục bộ gây ra lũ quét, ngập úng tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; lượng mưa đo được từ 19 giờ ngày 01/10 đến 7 giờ ngày 03/10/2022 là 273 mm. | |||||||||||
Nhiệm vụ 2: Đối với thuỷ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác thông tin mục 1b SGK tr.125: + Nhóm 1, 2, 3: Phân tích tác động của biến đối khí hậu đối với thủy văn nước ta (tác động tới sông ngòi). + Nhóm 4, 5, 6: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta (tác động tới hồ, đầm và nước ngầm). - GV cho HS quan sát thêm hình ảnh, video có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta: Lũ quét ở miền núi https://www.youtube.com/watch?v=VA_0jsuHD4U Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long https://www.youtube.com/watch?v=DkepvtDmH5g (Từ 0p41s – hết).
- GV cung cấp cấp cho HS một số thông tin về Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến thủy văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông. + Mọi tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nước ta có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về phát triển kinh tế - xã hội. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Đối với thủy văn - Tác động tới sông ngòi: Chế độ nước sông thay đổi thất thường. + Mùa lũ:
+ Mùa cạn: xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài. - Tác động tới hồ, đầm, nước ngầm: + Mực nước của các hồ, đầm xuống thấp. + Mực nước ngầm hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. | ||||||||||
KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM 1. Đối với tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Hồng Nếu mực nước biển dâng 80 cm, khoảng 1,59% diện tích của tỉnh Quảng Ninh và 8,4% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập. Trong đó, tỉnh Thái Bình (25,06%) và tỉnh Nam Định (29,29%) là hai tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất. Nếu mực nước biển dâng 100 cm thì 1,94% diện tích của tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập. Nam Định là tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất khoảng 43,67%, trong khi đó toàn đồng bằng sông Hồng là 13,2%. 2. Đối với các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận Nếu mực nước biển dâng 80 cm có khoảng 1,21% diện tích các tỉnh ven biển miễn Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận có nguy cơ ngập. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có nguy cơ ngập cao nhất (4,51%). Nếu mực nước biển dâng 100 cm, toàn khu vực ven biển miền Trung nguy cơ ngập khoảng 1,53% diện tích. Thừa Thiên Huế là tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất khoảng 5,49%. 3. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh Nếu mực nước biến dâng 80 cm thì khoảng 15,21% diện tích Thành phố Hổ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Nếu mực nước biến dâng 100 cm khoảng 17,15% điện tích thành phố có nguy cơ bị ngập. Trong đó, quận Bình Tân, thành phố Thủ Đức có nguy cơ ngập cao nhất, tương ứng 80,35% và 61,47%. 4. Đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long Nếu mực nước biển dâng 80 cm, sẽ có khoảng 31,94% diện tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Cà Mau (64,42%) và Kiên Giang (66,16%). Nếu mực nước biển dâng 100 cm sẽ có khoảng 47,29% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập, cao nhất là tỉnh Cà Mau khoảng 79,62%. |
Hoạt động 2: Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (6 HS/nhóm). - GV sử dụng kĩ thuật “Viết tích cực”, “Trình bày 1 phút”, yêu cầu khai thác mục Em có biết, mục 2 SGK tr.125, 126 và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm ví dụ về các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở nước ta mà em biết. - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm liên hệ, vận dụng thực tế và thực hiện nhiệm vụ: Cho ví dụ về một số giải pháp cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương em hoặc một tỉnh/thành phố trên nước ta. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu theo. - GV mời đại diện 1 – 2 HS lấy ví dụ về một số giải pháp cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, kết luận và mở rộng: - Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu là hai giải pháp quan trọng. Hai nhóm giải pháp này cần được tiến hành đồng thời và có sự tham gia của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. - - Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị và được Đảng ta xác định là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. | 2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu - Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: + Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. + Khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên. + Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo. - Thích ứng với biến đổi khí hậu: + Bảo vệ, chống nắng cho người, vật nuôi. + Quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước. + Bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác. + Mỗi lĩnh vực có phương án riêng để thích ứng với biến đổi khí hậu. + Phát triển nguồn lực mới, ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu. + Trồng cây phù hợp, nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu. + Xây dựng kè biển, kênh mương,… | |||||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
https://www.youtube.com/watch?v=dA90vSVSm7c https://www.youtube.com/watch?v=RPJMqX2Qdt8 (0p41s – hết) https://www.youtube.com/watch?v=ofTJki8YBe4 HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
|
--------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác