Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
- Đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa.
Năng lực chung:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới
Năng lực địa lí:
- Mô tả được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
- Giải thích được một số yếu tố ảnh hưởng đến địa hình Việt Nam.
- Sử dụng bản đồ: biết đọc bản đồ địa hình Việt Nam. Mô tả được đặc điểm của các khu vực địa hình.
- Biết lấy thông tin về địa hình từ internet
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi: “THỬ TÀI ĐOÁN TRANH”
GV đưa ra một số hình ảnh về địa hình ở nước ra và yêu cầu HS: Tham gia trò chơi “Nhìn hình đoán tên” Đây là dạng địa hình nào ở nước ta.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi.
+ Hình 1: Địa hình núi
+ Hình 2: Địa hình đồi
+ Hình 3: Địa hình đồng bằng
+ Hình 4: Địa hình bờ biển
+ Hình 5: Địa hình hang động
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Địa hình Việt Nam có sự đa dạng từ đồi núi đến đồng bằng với nhiều sự khác biệt về hình thải, tạo nên những khu vực địa hình khác nhau. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Đặc điểm địa hình.
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của địa hình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (4hs/nhóm) thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm có 4 HS nhận 4 hình ảnh về địa hình. Yêu cầu các nhóm “Quan sát lược đồ, hình ảnh và đọc thông tin mục 1, hãy nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta. Mỗi nhóm chia thành 4 cụm, mỗi cụm HS tìm hiểu và trình bày các ý về đặc điểm chung của địa hình, lựa chọn 1 hình phù hợp minh hoạ cho đặc điểm tương ứng vào một ô giấy. Sau đó, các thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất kết quả và ghi vào giữa tờ giấy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận theo nhóm trong 5 phút và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận: · Địa hình phần lớn là đồi núi · Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc · Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa · Địa hình chịu tác động của con người - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Đặc điểm chung của địa hình a. Địa hình phần lớn là đồi núi - Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. (đồi núi thấp có độ cao dưới 1 000 m chiếm 85% diện tích; các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. - Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. b. Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc - Thời kì Tân kiến tạo được nâng lên và phân thành các bậc địa hình kế tiếp nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa. - Địa hình nước ta có độ cao giảm dần từ nội địa ra biển c. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa - Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã đẩy nhanh tốc độ phong hoá; lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ. - Các vật liệu phong hoá ở vùng đồi núi sẽ theo các tác nhân ngoại lực vận chuyển xuống bồi tụ ở vùng đồng bằng và thung lũng. - Nước mưa hoà tan đá vôi tạo ra dạng địa hình đặc trưng là cac-xtơ (karst), cùng với sự khoét sâu của các mạch nước ngầm tạo ra các hang động. d. Địa hình chịu tác động của con người - Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập,... |
Hoạt động 2: Đặc điểm các khu vực đồi núi
- Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình đồi núi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận theo kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu các nhóm thực hiện 1 sơ đồ tư duy về một trong 4 khu vực địa hình đồi núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. - GV gợi ý các nội dung tìm hiểu: · Giới hạn các khu vực · Đặc điểm các khu vực Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận - Vòng 1: Các nhóm cử HS trình bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp, các HS còn lại quan sát, nghe trình bày và đặt câu hỏi cho các nhóm. Vòng 2: Các nhóm quay trở lại và tổng hợp các thông tin thu thập được. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | 2. Đặc điểm các khu vực địa hình a. Địa hình đồi núi - Khu vực Đông Bắc: + Nằm ở tả ngạn sông Hồng, + Đặc điểm: chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. Ngoài ra, có địa hình các-xtơ (cao nguyên đá Đồng Văn; hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long). - Khu vực Tây Bắc: + Giới hạn: Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả, + Đặc điểm: địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc – đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Trong khu vực có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,... - Khu vực Trường Sơn Bắc: + Giới hạn: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, + Đặc điểm: là vùng núi thấp, hướng tây bắc - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây. - Khu vực Trường Sơn Nam: + Giới hạn: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, + Đặc điểm: gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ. nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng. |
Hoạt động 3: Đặc điểm các khu vực đồng bằng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và đọc thông tin, hoàn thành phiếu học tập:
- Các nhóm xác định các đồng bằng trên bản đồ: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình ảnh, thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập. | b. Đặc điểm các khu vực đồng bằng - Đồng bằng sông Hồng: + Diện tích: rộng khoảng 15 000 km2, + Nguồn gốc hình thành: do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. + Đặc điểm: Ở phía bắc của đồng bằng còn nhiều đồi, núi sót và ở phía nam có nhiều 6 trùng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn là nên chỉ có khu vực ngoài đề được bồi đắp phù sa hàng năm, trong khi khu vực trong để không được bồi đắp. - Đồng bằng sông Cửu Long: + Diện tích khoảng 40 000 km2, + Nguồn gốc hình thành: do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp. + Đặc điểm đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh. – Đồng bằng ven biển miền Trung: + Diện tích khoảng 15 000 km2, + Nguồn gốc hình thành: được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển. + Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.
|
| ĐBSH | ĐBSCL | ĐB ven biển miền Trung |
Diện tích | rộng khoảng 15 000 km2 | có diện tích khoảng 40000 km2, | diện tích khoảng 15 000 km2 |
Nguồn gốc hình thành | do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp | do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp | được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển |
Khu vực đặc biệt | Ở phía bắc của đồng bằng còn nhiều đồi, núi sót và ở phía nam có nhiều 6 trùng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn là nên chỉ có khu vực ngoài đề được bồi đắp phù sa hàng năm, trong khi khu vực trong để không được bồi đắp. | Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh. | Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà |
--------------Còn tiếp-------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác