Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên.
- Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế
Năng lực chung:
- Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt bằng khái niệm, bảng, các từ khoá.
Năng lực địa lí:
- Sơ đồ hoá để mô tả được ảnh hưởng của địa hình đối với tự nhiên và khai thác kinh tế.
- Biết liên hệ thực tế và cho ví dụ để hiểu tác động của địa hình tới sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế Việt Nam.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên internet đề mở rộng hiểu biết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát 2 hình ảnh và tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại rừng này? Giải thích nguyên nhân tại sao có sự khác biệt đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Sự phân hoá đa dạng của địa hình có ảnh hưởng đến sự hình thành các điều kiện tự nhiên cũng như quá trình khai thác kinh tế ở nước ta. Hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đến tự nhiên và các hoạt động kinh tế, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với phân hoá tự nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các cặp đôi, đánh thử thự ngẫu nhiên từ một đến bốn cho các cặp, sau đó giới thiệu vấn đề đặt câu hỏi tương ứng cho các cặp theo số thứ tự: + Vì sao ở Việt Nam lại có cây trồng của vùng ôn đới? Cho ví dụ minh hoạ. + Vì sao ở Việt Nam có thời điểm miền Bắc lạnh nhưng miền Nam vẫn nóng? Cho ví dụ minh hoạ. + Vì sao sông ngòi ở vùng núi lại dễ có hiện tượng lũ quét? Cho ví dụ minh hoạ. + Vì sao đất đai có sự khác biệt ở các nơi địa hình thấp và cao? Cho ví dụ minh hoạ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với phân hoá tự nhiên a. Đối với khí hậu và sinh vật – Đai nhiệt đới gió mùa: ở độ cao dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam); mùa hạ nóng, sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa. – Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2.600 m, khí hậu mát mẻ, sinh vật gồm có rừng cận nhiệt lá rộng, rừng lá kim,... - Đai ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2 600 m (chỉ có ở miền Bắc); khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,.. b. Đối với sông ngòi và đất – Đối với sông ngòi: + Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi: khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam; khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung. + Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy: ở vùng núi, sông thường chảy nhanh; ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn. - Đối với đất: khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân chia lớp thành 6 nhóm. GV yêu cầu 2 nhóm thảo luận 1 chủ đề trong 3 chủ đề: + Nhóm 1, 4: Ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với khai thác kinh tế. Cho ví dụ minh hoạ. + Nhóm 2, 5: Ảnh hưởng của địa hình đồng bằng đối với khai thác kinh tế. Cho ví dụ minh hoạ. + Nhóm 3, 6: Ảnh hưởng của địa hình bờ biển đối với khai thác kinh tế. Cho ví dụ minh hoạ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy A0. Sau đó, tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý. Các nhóm nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn đề hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc: Đối với địa hình đồi núi - Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp. Một số vùng núi có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Vùng núi còn có lợi thế phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,.. - Tuy nhiên, địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải và hay xảy ra thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,..)Vì vậy, trong quá trình khai thác cần chú ý vấn đề bảo vệ môi trường Đối với địa hình đồng bằng - Với địa hình bằng phẳng, đất phì nhiêu, đất đồng bằng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và thuỷ sản chủ yếu ở nước ta; thuận lợi cho cư trú và hình thành các trung tâm kinh tế. Tuy nhiên, ở đồng bằng thường xảy ra bão, lụt, hạn hán,... ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống. Đối với địa hình bờ biển
| 2. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá khai thác kinh tế a. Đối với địa hình đồi núi - Thuận lợi: + Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp. - Một số vùng núi có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; lợi thế phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,.. - Khó khăn: địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải và hay xảy ra thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,..) b. Đối với địa hình đồng bằng - Thuận lợi: Địa hình bằng phẳng, đất phì nhiêu, đất đồng bằng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và thuỷ sản chủ yếu ở nước ta; thuận lợi cho cư trú và hình thành các trung tâm kinh tế. - Khó khăn: ở đồng bằng thường xảy ra bão, lụt, hạn hán,... ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống. c. Đối với địa hình bờ biển - Thuận lợi: + Địa hình bờ biển nước ta đa dạng với nhiều bãi cát dài ở ven biển miền Trung thuận lợi cho phát triển du lịch biển; các vũng, vịnh ở khu vực Nam Trung Bộ thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản. + Dọc bờ biển có nhiều địa điểm nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu, điển hình như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Quy Nhơn (Bình Định, Vân Phong (Khánh Hoà),... - Khó khăn: một số đoạn bờ biển của nước ta đang gặp phải tình trạng mài mòn, sạt lở,... gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế. |
-------------Còn tiếp-------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác