Soạn mới giáo án Địa lí 8 CTST bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 chân trời bài Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

- Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

Năng lực địa lí:

- Xác định được vị trí phân bố tài nguyên khoáng sản Việt Nam trên bản đồ.

- Trình bày được đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam.

- Giải thích được sự phân bố khoáng sản ở Việt Nam.

- Phân tích được hiện trạng khai thác khoáng sản.

- Đề xuất được các giải pháp sử dụng khoáng sản hợp lí.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về các loại khoảng sản
  • Bản đồ phân bố một số loại khoáng sản ở Việt Nam.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết các loại khoáng sản ở nước ta, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể tổ chức trò chơi “Ghép tên”. GV cho HS xem hình ảnh và tên của bốn loại khoáng sản (sắp xếp ngẫu nhiên), yêu cầu HS ghép tên đúng với từng loại khoáng sản: THAN ĐÁ, BOXIT, VÀNG, DẦU MỎ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:

Lịch sử phát triển lãnh thổ lâu đời và vị trí nằm ở nơi giao thoa của hai vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất giúp cho Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật cùng những giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoảng sản của nước ta., chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản

  1. Mục tiêu:

- Xác định được vị trí phân bố tài nguyên khoáng sản Việt Nam trên bản đồ.

- Trình bày được đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam.

- Giải thích được sự phân bố khoáng sản ở Việt Nam.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam; sự phân bố khoáng sản ở Việt Nam
  2. Sản phẩm học tập: đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam; sự phân bố khoáng sản ở Việt Nam
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Nhóm 1,2: Chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng

Nhóm 3,4:  Phần lớn các mỏ khoáng sảncó quy mô nhỏ và trung bình

Nhóm 5,6: Khoáng sản phân bố tương đối rộng

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: Từ các nhóm chuyên gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành 6 nhóm mới là nhóm mảnh ghép, bằng cách: trong nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự, những HS có cùng số thứ tự sẽ về chung một nhóm mới.

Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong nhóm. Các thành viên trong nhóm mới thảo luận, phản biện và giải quyết nhiệm vụ mới và thống nhất sản phẩm cuối cùng: Trình bày các đặc điểm chung của tài nguyên khaongs sản nước ta.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận trong 5 phút và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mở rộng: Theo tính chất và công dụng, ở nước ta có những nhóm khoáng sản như sau:

·        Khoáng sản năng lượng: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, than nâu...

·        Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, thiếc, bô-xít, chì, kẽm....

·        Khoáng sản phi kim loại: a-pa-tít, đá vôi, muối, sét

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản

a. Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng

- Nước ta đã xác định được trên 5 000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau, với đủ các nhóm:

+ khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên),

+ khoáng sản kim loại (sắt, đồng bộ-xit, man-gan, đất hiếm..)

+  phi kim loại là-patit, đá vôi,...

b. Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ

- Mặc dù có nhiều khoáng sản nhưng phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ.

+ Về khoáng sản năng lượng, nước ta có trữ lượng khoảng hơn 3 tỉ tấn than đá, vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí tự nhiên.

+ Việt Nam cũng có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn trên thế giới như bô-xit, đất hiếm, titan.

c. Khoáng sản phân bố tương đối rộng

- Tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:

+ dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa,

+ than đá tập trung ở vùng Đông Bắc,

+ than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng,

+ titan ở vùng Duyên hải miền Trung,

+ bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,..

 

 

Hoạt động 2: Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được hiện trạng khai thác khoáng sản.

- Đề xuất được các giải pháp sử dụng khoáng sản hợp lí.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu hiện trạng khai thác khoáng sản; các giải pháp sử dụng khoáng sản hợp lí
  2. Sản phẩm học tập: hiện trạng khai thác khoáng sản; các giải pháp sử dụng khoáng sản hợp lí
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phân chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm đóng vai một đối tượng có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản: doanh nghiệp khai thác khoáng sản, cơ quan quản lí nhà nước về khoáng sản, người dân. Các nhóm thu thập các thông tin về hiện trạng khai thác khoáng sản dưới góc nhìn của các bên, đưa ra nguyên nhân khai thác khoáng sản và giải thích tại sao cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thu thập thông tin và trình bày quan điểm trên vai trò doanh nghiệp/ nhà quản lí người dân và bảo vệ quan điểm của mỗi bên về hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản và các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2: Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

a. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản

- Tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế – xã hội của đất nước: là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp nhiên liệu cho sản xuất, phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của người dân,...

- Tuy nhiên, nhiều loại khoáng sản của nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ tiềm năng và giá trị; một số loại chưa được khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức.

b. Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

- Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam.

- Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

- Áp dụng các biện pháp về công nghệ như: sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và chế biến khoáng sản; tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế, tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...)

------------Còn tiếp-----------

Soạn mới giáo án Địa lí 8 CTST bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 chân trời mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới chân trời bài Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản, giáo án Địa lí 8 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay