Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
HS học về
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” – Đoán tên các loài động vật trong hình.
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu lần lượt từng hình:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tập trung quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 6 HS lần lượt đọc tên 6 con vật trong mỗi hình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Hình 1. Báo đốm. | Hình 2. Sư tử. | Hình 3. Con voi. |
Hình 4. Tê giác. | Hình 5. Hà mã. | Hình 6. Con cáo. |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Giới sinh vật Việt Nam đa dạng và phong phú với nhiều loài động vật, thực vật, các hệ sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên sinh vật của nước ta đang bị suy giảm đáng kể. Để nắm rõ hơn về sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng như tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học.
Hoạt động 1: Đa dạng sinh vật ở Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đa dạng sinh vật ở Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (4 – 8 HS/nhóm), yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 1, mục Em có biết, hình 13.1, 13.2 SGK tr.138 – 140 và trả lời câu hỏi: Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về: thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái. Bản đồ phân bố động vật và thực vật của Việt Nam - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm chia thành 4 cụm, mỗi cụm HS tìm hiểu và đưa ra được các dẫn chứng để chứng minh được sự đa dạng về thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái của sinh vật nước ta và ghi vào phần ô giấy. Sau đó, các thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất kết quả vào giữa tờ giấy. - GV hướng dẫn HS khai thác triệt để hình 13.2 để thấy được sự đa dạng của sinh vật ở nước ta, GV có thể đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS: + Kể tên các loài động vật xuất hiện trên bản đồ. Các loài động vật đó thường phân bố ở đâu? + Kể tên các thảm thực vật trong hệ sinh thái nước ta. + Nhận xét sự phân bố hệ sinh thái ở Việt Nam. - GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến đa dạng sinh vật ở Việt Nam (đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới. Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam thể hiện ở sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền và kiểu hệ sinh thái. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Đa dạng sinh vật ở Việt Nam - Thành phần loài: Đã phát hiện hơn 50 000 loài sinh vật: khoảng 20 000 loài thực vật, 10 500 loài động vật trên cạn, rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật,… - Nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể lớn => sự đa dạng nguồn gen di truyền. - Hệ sinh thái: Phân bố rộng khắp trên cả nước. + Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn: Rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích. + Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước: Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả nước lợ) và hệ sinh thái nước ngọt. + Hệ sinh thái nông nghiệp: Hình thành trên hoạt động sản xuất của con người và ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên. | ||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐA DẠNG SINH VẬT Ở VIỆT NAM
Video khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình (Tuyên Quang): |
Hoạt động 2: Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đa dạng sinh học của nước ta đang bị suy giảm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm để tổng hợp kiến thức chung của nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: Khai thác thông tin trong mục 2.a SGK tr.140 và trả lời câu hỏi: Chứng minh đa dạng sinh học của nước ta đang bị suy giảm. - GV cung cấp thêm hình ảnh, video liên quan đến việc đa dạng sinh học của nước ta đang bị suy giảm (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, cả về số lượng có thể, nguồn gen và hệ sinh thái. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam a. Đa dạng sinh học của nước ta đang bị suy giảm - Suy giảm hệ sinh thái: + Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước suy giảm đáng kể về diện tích, số lượng, chất lượng. + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh. + Hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô cũng giảm đáng kể. - Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: + Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt: đinh, lim, sến, táu,… + Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: tê giác, voi, vẹt ngũ sắc, sếu đầu đỏ,… - Suy giảm nguồn gen: Việc giảm diện tích rừng tự nhiên => giảm số lượng cá thể, loài sinh vật => suy giảm nguồn gen sinh vật trong tự nhiên. | ||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA NƯỚC TA ĐANG BỊ SUY GIẢM
Video báo động nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học: | |||||||
Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm đôi để tổng hợp kiến thức chung của nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: Khai thác thông tin trong mục 2.b SGK tr.140, 141 và trả lời câu hỏi: Trình bày các nguyên nhân gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học. - GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến nguyên nhân gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 – Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đa dạng sinh học bị suy giảm do những yếu tố bất lợi từ tự nhiên và do tác động của con người. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học - Do yếu tố tự nhiên: Bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,… - Tác động của con người: + Khai thác rừng lấy gỗ, phá rừng lấy đất canh tác, du canh du cư,... + Săn bắt động vật hoang dã. | ||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SỰ SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
| |||||||
Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục 2.c SGK tr.141 và trả lời câu hỏi: Trình bày ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học. - GV cung cấp thêm tư liệu, video về ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3 – Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, khai thác video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời ngẫu nhiên 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc bảo vệ đa dạng sinh học là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn nhân loại. Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và tương lai bền vững. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | c. Ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học - Là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên. - Cơ sở sinh tồn của sự sống trong môi trường. => Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ môi trường sống của chúng ta. | ||||||
Video: Bảo vệ sự đa dạng sinh học: https://youtu.be/bLI4Me5GE4M?si=rIWyY3ZDbhXk9To8 Tư liệu: Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (còn gọi là ngày Đa dạng sinh học thế giới) là một ngày do Liên Hợp Quốc lập ra để xúc tiến các vấn đề đa dạng sinh học. Hiện nay, ngày này được cử hành vào ngày 22 tháng 5 hàng năm. Video ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2023: | |||||||
Nhiệm vụ 4: Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 2.d, hình 13.3 SGK tr.141 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. - GV cung cấp thêm hình ảnh, video liên quan đến các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 4 - Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn đa dạng sinh học. - GV chuyển sang nội dung mới. | d. Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta - Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học ở nước ta. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân. - Tích cực trồng cây. - Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia. - Xử lí chất thải các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. | ||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở NƯỚC TA
- Video một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam: Lấy từ 14’48 đến hết (từ chỗ “thực tế những nỗ lực…”). |
--------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác